Ngày Truyền thống lực lượng Công an Nhân dân

Ngày Truyền thống lực lượng Công an Nhân dân là một trong những ngày có ý nghĩa quan trọng và thiêng liêng, gắn liền với những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên Ngày Truyền thống lực lượng Công an Nhân dân là ngày nào, có lịch sử ra sao, ý nghĩa thế nào thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Ngày Truyền thống lực lượng Công an Nhân dân 

  • Ngày Truyền thống lực lượng Công an Nhân dân là một trong những ngày vô cùng đặc biệt và quan trọng đối với ngành Công An và nhân dân cả nước được tổ chức hàng năm vào ngày 19/8 dương lịch.

1.1 - Nguồn gốc lịch sử Ngày Truyền thống lực lượng Công an Nhân dân 

  • Năm 1945, toàn quân và nhân dân Việt Nam đang phải gồng mình chiến đấu với thực dân Pháp, quyết tâm đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi nước ra giành lại chủ quyền dân tộc, thống nhất đất nước. Trong thời gian Thế chiến 2 nổ ra, Đảng và Nhà nước đã chớp lấy thời cơ để phát động lệnh Tổng khởi nghĩa.
  • Ngày 19/8/1945, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra những cuộc biểu tình với sự tham gia của đồng bào cả nước. Đến ngày 21/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hợp nhất các Sở Cảnh sát và Liêm phóng toàn quốc thành Việt Nam Công an vụ có trách nhiệm bảo vệ cách mạng, bảo vệ nhân dân, chống lại quân xâm lược và những kẻ bán nước.
  • Kể từ đó ngày 19/8/1945 chính thức trở thành ngày truyền thống Công an Nhân dân Việt Nam. Hàng năm vào ngày 19/8 dương lịch tất cả mọi ban ngành, cơ quan đoàn thể và nhân dân cùng gửi thư và quà chúc mừng tới những chiến sĩ công an với những tình cảm trân trọng và sâu sắc.

1.2 - Ý nghĩa ngày Ngày Truyền thống lực lượng Công an Nhân dân 

  • Ngày Truyền thống lực lượng Công an Nhân dân 19/8 là một trong những ngày có ý nghĩa quan trọng và thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Đây chính là ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do, chính thức chấm dứt cảnh đàn áp, bóc lột của chủ nghĩa thực dân, là mốc son lịch sử huy hoàng của đất nước.
  • Bên cạnh đó, ngày Truyền thống lực lượng Công an Nhân dân còn là dịp tôn vinh, tri ân những công lao, cống hiến và đóng góp lớn của lực lượng Công an Nhân dân từ những ngày đầu kháng chiến cho đến thời kỳ hòa bình. Trong những năm tháng đất nước ta còn phải chịu những cảnh đàn áp, đô hộ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, lực lượng Công an Nhân dân đã trở thành lực lượng nòng cốt của cách mạng, cùng Đảng và nhân dân đứng lên đấu tranh, có biết bao chiến sĩ công an đã ngã xuống nơi tiền tuyến đẫm máu để giành lại chủ quyền, bảo vệ tòan vẹn lãnh thổ.
  • Trong những năm đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất, lực lượng Công an Nhân dân đã có công lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, giữ gìn an ninh, trật tự cho dân tộc, giúp nhân dân có được cuộc sống ổn định, hạnh phúc và êm ấp, hạn chế tối ưu được những tệ nạn xã hội.

2 - Các hoạt động trong Ngày Truyền thống lực lượng Công an Nhân dân

Trong ngày truyền thống lực lượng Công an Nhân dân hàng năm, trên mọi miền Tổ quốc các cơ quan đoàn thể cùng lực lượng Công an Nhân dân đều tổ chức những buổi lễ kỷ niệm long trọng cùng các hoạt động có ý nghĩa nhân văn cao cả và sâu sắc.

  • Các chiến sĩ ngành Công an Nhân dân cùng tham gia những hoạt động thể thao như cuộc thi bóng đá, bóng chuyền, võ thuật, cầu lông...
  • Tổ chức những chương trình văn nghệ, ca múa nhạc chào mừng lễ kỷ niệm ngày Truyền thống lực lượng Công an Nhân dân với sự tham gia, hưởng ứng nồng nhiệt từ toàn thể cán bộ, chiến sĩ công an và nhân dân cả nước.
  • Các cơ quan đoàn thể, lực lượng Công an cùng thăm hỏi, động viên và có những món quà nhỏ, ý nghĩa gửi tặng những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng.
  • Toàn thể các chiến sĩ Công an cùng tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hay giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, xây nhà tình nghĩa....

3 - Gợi ý quà tặng Ngày Truyền thống lực lượng Công an Nhân dân  

Trong ngày Truyền thống lực lượng Công an Nhân dân, có thể gửi tặng những người bạn, người thân đang công tác trong ngành Công an những món quà ý nghĩa.

3.1 - Bó hoa tươi thắm

  • Đây có lẽ là món quà thiết thực và phổ biến nhất trong ngày Truyền thống lực lượng Công an Nhân dân, chắc hẳn các chiến sĩ dù mạnh mẽ, kiên cường đến đâu cũng không khỏi xúc động khi nhận được bó hoa từ những người bạn và những người thân yêu nhất.

3.2 - Tấm thiệp tự làm

  • Hầu hết các trường học đều tổ chức hoạt động làm thiệp, viết báo tường nhân ngày Truyền thống lực lượng Công an Nhân dân để tri ân, tôn vinh những chiến sĩ công an. Hay những người bạn, đồng nghiệp, người thân có thể gửi tặng các chiến sĩ những tấm thiệp do chính tay mình làm, đây có lẽ là món quà nhỏ mà ý nghĩa nhất đối với các chiến sĩ.

3.3 - Đồng hồ đeo tay

  • Đồng hồ cũng là món quà được khá nhiều người lựa chọn bởi có thể giúp các chiến sĩ có thể quản lý thời gian, đồng thời là vật dụng vô cùng thiết thực, quan trọng trong công việc của các chiến sĩ công an.

3.4 - Bánh kem

  • Trong ngày Truyền thống lực lượng Công an Nhân dân, có thể gửi tặng các chiến sĩ công an những chiếc bánh kem có trang trí chủ đề liên quan đến lực lượng công an nhân dân, đây cũng được cho là món quà đơn giản và ý nghĩa nhất.

Ngoài ra có thể tặng những chiến sĩ công an món quà như quần áo, giày, cặp sách, thuốc bổ, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng....

4 - Những lời chúc trong Ngày Truyền thống lực lượng Công an Nhân dân 

  • Nhân ngày Truyền thống lực lượng Công an Nhân dân 19/8, chúc tất cả các chiến sĩ Công an luôn khỏe mạnh, vui vẻ và thành công trong sự nghiệp.
  • Chúc mừng ngày Truyền thống lực lượng Công an Nhân dân, xin gửi tặng những lời chúc tốt đẹp nhất đến các chiến sĩ công an, chúc tất cả mọi người luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và công tác tốt.
  • Nhân ngày Truyền thống lực lượng Công an Nhân dân, cảm ơn các chiến sĩ Công an Nhân dân đã luôn bảo vệ, giữ gìn an ninh trật tự cho nhân dân. Kính chúc các chiến sĩ luôn vui vẻ, khỏe mạnh và vững bước trên con đường phía trước.

  • Nhân ngày Truyền thống lực lượng Công an Nhân dân 19/8, chúc các đồng chí luôn mạnh khỏe, bình an.
  • Chúc mừng ngày Truyền thống lực lượng Công an Nhân dân, chúc các chiến sĩ công an luôn mạnh mẽ, kiên cường và bản lĩnh.

5 - Kết luận

  • Ngày Truyền thống lực lượng Công an Nhân dân 19/8 là sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng và thiêng liêng đối với toàn thể dân tộc Việt Nam. Đây là ngày mỗi người dân không khỏi tự hào, xúc động về dân tộc, đất nước, con người Việt Nam qua từng thời đại. Đồng thời nhắc nhở mỗi chúng ta luôn cố gắng, phấn đấu để góp phần xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, có thể sánh vai cùng với các cường quốc năm châu.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về ngày Truyền thống lực lượng Công an Nhân dân 19/8. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ