Lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng và thiêng liêng. Đây là ngày mà mỗi người con, người cháu bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đến ông bà, cha mẹ và những người thân yêu. Tuy nhiên lễ Vu Lan là gì, có nguồn gốc ra sao, ý nghĩa thế nào thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Lễ Vu Lan là ngày gì?

  • Lễ Vu Lan diễn ra vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, đây là một trong những ngày vô cùng đặc biệt đối với Việt Nam và các quốc gia phương Đông. Lễ Vu Lan là ngày lễ chính của Phật giáo, đây là ngày mà mỗi người con, người cháu bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đến những bậc sinh thành, đến ông bà, gia tiên bằng việc tặng những món quà ý nghĩa, hay cùng nhau sắm sửa, làm lễ dâng lên thần linh, gia tiên, cầu cho các vong linh được siêu thoát, cha mẹ, ông bà luôn được mạnh khỏe, bình an.

1.1 - Nguồn gốc ngày lễ Vu Lan

  • Ngày lễ Vu Lan báo hiệu được bắt nguồn từ đạo Phật, ngài đã chỉ dạy cho người đời biết cách phụng dưỡng, báo hiếu cha mẹ, sống trọn đạo hiếu và người tiếp nhận sự chỉ dạy đầu tiên là Bồ Tát Mục Kiền Liên. Tương truyền rằng, xưa kia nạn đói hoành hành, mẹ của Bồ Tát Mục Kiền Liên đã bị ngọa quỷ dưới trần gian bắt giữ, hành hạ. Bồ Tát không màng khó khăn, cản trở, xuống trần gian dâng lên mẹ bát cơm đầy, song nghiệp của người mẹ còn chưa hết, vẫn luôn tham vọng, sân si, vì vậy khi đưa bát cơm lên miệng liền biến thành lửa. Thấy vậy Bồ Tát không khỏi đau lòng và quay trở lại tấu trình Đức Phật, mong ngài chỉ dạy, bảo ban.
  • Bồ Tát Mục Kiền Liên sau khi thấm nhuần đạo lý của Đức Phật, vào ngày rằm tháng 7, Bồ Tát cùng các vị chư tăng đã làm lễ cầu an, phổ độ chúng sinh và từ đó mẹ của ngài đã được giải thoát. Hàng năm, nhân dân dưới hạ giới vào ngày rằm tháng 7 thường tổ chức lễ Vu Lan báo hiếu tại nhà hay tại chùa để cầu siêu cho các vong linh, cũng như cầu sức khỏe, cầu bình an cho ông bà, cha mẹ.

1.2 - Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan

  • Ngày lễ Vu Lan là ngày có ý nghĩa tôn giáo vô cùng thiêng liêng, thể hiện được nét đẹp văn hóa tín ngưỡng và đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam. Trong ngày này, những tăng ni Phật tử, con cháu trên dương trần làm lễ cầu siêu cho người đã khuất, đồng thời cầu xin Đức Phật cho ông bà, cha mẹ luôn được mạnh khỏe, bình an.
  • Ngày lễ Vu Lan còn được gọi là ngày xá tội vong nhân, ngày mở cửa địa ngục trần gian. Vì vậy trong ngày nay mọi người, mọi nhà làm mâm cơm cúng, sắm sửa lễ vật để bố thí cho những vong hồn không nơi nương tựa. Đây là việc làm thể hiện lòng tương thân tương ái, đồng thời giúp gia tăng phước đức, giúp bản thân và đại gia đình luôn được bình an, may mắn, đi đến đâu cũng được chở che, phù hộ độ trì.
  • Ngoài ra, lễ Vu Lan là dịp mỗi người con, người cháu báo hiếu ông bà, cha mẹ, thể hiện lòng thành kính, biết ơn bằng những món quà ý nghĩa, những lời nói và cử chỉ chứa chan tình yêu thương.

2 - Ngày lễ Vu Lan ở các quốc gia trên thế giới

Trong ngày lễ Vu Lan, mỗi quốc gia trên thế giới đều có những phong tục tập quán riêng biệt, ẩn chứa nhiều ý nghĩa đặc biệt và sâu sắc.

2.1 - Việt Nam

  • Ngày lễ Vu Lan ở Việt Nam, ngoài việc cầu siêu, mọi người cùng nhau tổ chức nghi lễ "Bông hồng cài áo" để tưởng nhớ đến những đấng sinh thành, hay những bà mẹ Việt Nam anh hùng, những anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.

2.2 - Nhật Bản

  • Lễ Vu Lan ở Nhật còn được biết đến với tên gọi lễ Obon. Đây là nghĩ lễ cúng người đã khuất, sau đó dần trở thành ngày nghỉ lễ để mỗi người con xa quê trở về đoàn tụ bên gia đình, cùng nhau dọn dẹp phần mộ của ông bà tổ tiên. 

2.3 - Campuchia

  • Ngày lễ Vu Lan tại Campuchia là ngày của tổ tiên. Lễ Vu Lan được tổ chức từ mùng 1 tháng 7 âm lịch cho đến ngày rằm tháng 7 với những nghi lễ tụng kinh, cầu siêu.

2.4 - Ấn Độ

  • Theo đạo Hindu thì nghi lễ Vu Lan tại Ấn Độ chủ yếu với sự tham gia của những người đàn ông. Tất cả đều đến chùa để cầu nguyện cho những linh hồn người khuất, đồng thời cầu phúc lộc cho gia quyến trên trần.

2.5 - Bali và một số vùng ở Indonesia

  • Tại đây, lễ Vu Lan được diễn ra từ ngày mùng 10 đến ngày 15 tháng 7 âm lịch với những nghi lễ cúng tổ tiên bằng những mâm cơm thịnh soạn gồm những món ăn truyền thống của dân tộc.

2.6 - Hồng Kông và Ma Cao

  • Từ ngày mùng 1 đến ngày 14 tháng 7 âm lịch, trên khắp phố phường, người người, nhà nhà đốt vàng mã, quần áo giấy cho ông bà, tổ tiên và những vong linh không nơi nương tựa.

3 - Những việc nên làm trong ngày lễ Vu Lan

3.1 - Nghi lễ Bông hồng cài áo

  • Đây là nghi lễ vô cùng ý nghĩa, thiêng liêng, thể hiện được tấm lòng hiếu thuận của con cháu. Bông hồng đỏ dành cho những ai may mắn còn cha, còn mẹ, cầu bình an, sức khỏe cho cha mẹ. Bông hồng trắng cài trên áo những người có cha mẹ đã mất, để cầu siêu cho cha mẹ và thể hiện lòng kính trọng, biết ơn đối với những người đã khuất.

3.2 - Mua quà tặng cho ông bà, cha mẹ

  • Trong ngày lễ Vu Lan, mỗi người con người cháu bày tỏ lòng thành kính biết ơn đến ông bà cha mẹ bằng những món quà. Không cần phải là món quà đắt tiền, quý giá mà đôi khi chỉ cần là những món quà nhỏ xuất phát từ tấm lòng, tình yêu thương cũng đủ để ông bà, cha mẹ cảm thấy ấm lòng. Đối với ông bà, cha mẹ có lẽ món quà ý nghĩa nhất là nhìn thấy các con vui vẻ, hòa thuận và hạnh phúc.

3.3 - Thăm viếng phần mộ ông bà tổ tiên

  • Đây là dịp mỗi người con xa quê nhớ về cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn của mình. Vì vậy việc thăm mộ cũng là để bày tỏ lòng biết ơn và cầu sức khỏe, bình an cho mọi người thân yêu.

3.4 - Đi chùa cầu bình an cho cha mẹ

  • Dù ở đâu trên mọi miền đất nước, vào ngày lễ Vu Lan, mỗi người con, người cháu đều đi lễ chùa cầu an, thả đèn hoa đăng để cầu phúc, cầu sức khỏe, cầu bình an cho ông bà, cha mẹ.

3.5 - Cúng chúng sinh

  • Ngày lễ Vu Lan cũng là ngày xá tội vong nhân, vì vậy mọi gia đình đều chuẩn bị mâm lễ cúng ngoài trời để cúng chúng sinh, cúng kẻ đói, người khát và những vong hồn không nơi nương tựa.

4 - Những điều kiêng kỵ trong ngày lễ Vu Lan

"Có thờ có thiêng, có kiêng có lành", trong ngày lễ Vu Lan nên lưu ý những điều sau đây để luôn được bình an, may mắn, cũng như hạn chế, phòng tránh được mọi điều xui xẻo, rủi ro và tai ương khó lường.

  • Trong lễ Vu Lan không nên tiến hành những công to việc lớn, những việc đại sự của cuộc đời bởi đây là tháng mở cửa ngục trần gian, mọi linh hồn rong chơi ở trần gian, rất dễ đeo bám, quấy phá gia chủ.
  • Tránh sát sinh, làm những việc trái lương tâm, đạo đức con người.
  • Nên đi lễ chùa để cầu phúc, cầu an cho ông bà, cha mẹ. 
  • Khi làm lễ Vu Lan nên tiến hành vào khung giờ đẹp, tránh tiến hành vào giờ xấu, giờ sát chủ.
  • Mâm lễ cúng cần được chuẩn bị đầy đủ, tươm tất.
  • Tránh nói những lời xui xẻo, rủi ro.
  • Không nên đi đến những nơi hoang vu, hẻo lánh, âm khí nặng.

5 - Mâm lễ cúng ngày Vu Lan

Mâm lễ cúng ngày Vu Lan được sắm sửa, chuẩn bị tùy thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình và văn hóa từng vùng miền. Tuy nhiên mâm lễ cúng không cần quá long trọng, hoành tráng nhưng cũng không nên quá sơ sài, thiếu thốn.

5.1 - Mâm lễ cúng Phật

  • Trái cây
  • Hoa tươi
  • Bánh kẹo, phẩm oản
  • Nước trắng
  • Cỗ chay

5.2 - Mâm cúng gia tiên, thần linh

  • Gà luộc
  • Xôi
  • Giò, chả, nem
  • Canh măng, canh miến
  • Món xào
  • Rượu, trà, thuốc lá, trầu cau
  • Trái cây, hoa tươi
  • Tiền, vàng mã (Quần áo, hia, hài, mũ, ngựa, trang sức...)

5.3 - Mâm cúng chúng sinh

  • Bánh kẹo, bim bim
  • Hoa quả
  • Cháo trắng, nước trắng
  • Tiền, vàng mã, quần áo chúng sinh
  • Hương thơm, nến thơm

6 - Những món quà ý nghĩa trong ngày lễ Vu Lan dành cho ông bà, cha mẹ

6.1 - Thuốc bổ

  • Những hộp thuốc bổ, vitamin sẽ là món quà khá ý nghĩa và thiết thực. Món quà này không chỉ giúp ông bà, cha mẹ tăng cường sức khỏe, có một cơ thể khỏe mạnh mà còn thể hiện được tấm lòng, tình yêu thương của con cháu.

6.2 - Sản phẩm bổ sung dinh dưỡng

  • Sữa, thực phẩm chức năng, yến sào, nhân sâm...cũng là một trong những món qùa được khá nhiều người lựa chọn. Bởi ai ai cũng đều muốn dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho ông bà, cha mẹ, mong ông bà, cha mẹ luôn mạnh khỏe, dẻo dai, sống lâu cùng con cháu.

6.3 - Thiết bị hỗ trợ sức khỏe

  • Ông bà, cha mẹ đều là những người có tuổi, có thể cơ thể sẽ thường xuyên nhức mỏi, vì vậy máy massage, máy huyết áp, máy tập thể dục cũng sẽ là món quà thiết thực.

6.4 - Quần áo, đồ dùng cần thiết

  • Vào mỗi dịp lễ Vu Lan, mỗi người con người cháu có thể gửi tặng ông bà, cha mẹ những bộ quần áo mới, những đồ dùng sinh hoạt cần thiết do chính tay mình lựa chọn đến ông bà cha mẹ. 

6.5 - Trà ngon

  • Những hộp trà ngon, các loại trà thảo dược giúp an thần, ngủ ngon, cân bằng huyết áp cũng sẽ là lựa chọn hàng đầu của con cháu dành cho ông bà, cha mẹ.

6.6 - Tự tay nấu bữa cơm ngon

  • Chắc hẳn đây sẽ là món quà ý nghĩa nhất đối với ông bà, cha mẹ. Còn gì hơn việc tự tay nấu những bữa cơm ngon, chan chứa yêu thương, cùng sum họp, quây quần bên gia đình và những người thân yêu.

7 - Kết luận

  • Ngày lễ Vu Lan là ngày lễ lớn, có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi con người Việt Nam. Đây là dịp để mỗi người con, người cháu bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với công lao dưỡng dục, sinh thành của ông bà, cha mẹ. Là khoảng thời gian chúng ta có những phút giây bình lặng giữa cuộc sống bộn bề, lo âu, để lan tỏa tình yêu thương đến những người thân yêu.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về ngày lễ Vu Lan. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ