Lễ hội Chùa Trầm

Lễ hội Chùa Trầm là một trong những lễ hội truyền thống lớn và có giá trị văn hóa tâm linh tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên nguồn gốc lễ hội Chùa Trầm thế nào, có ý nghĩa ra sao, có gì đặc sắc thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Chùa Trầm

  • Chùa Trầm là một trong những ngôi chùa lớn vô cùng linh thiêng và có lịch sử lâu đời của Việt Nam. Ngôi chùa nằm ở vị trí đắc địa trên núi Trầm (Tử Trầm Sơn) thuộc xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, trước đây thuộc làng Long Châu, tỉnh Hà Đông. 

  • Bao quanh chùa Trầm là những dãy núi hùng vĩ, hiên ngang với những cảnh đẹp thơ mộng của núi Ninh Sơn, Đồng Lư, Tiên Lữ. Theo truyền thuyết được lưu lại từ xa xưa, trên đỉnh núi của làng Long Châu xuất hiện một cây Trầm cổ thụ to lớn, hiên ngang, tỏa hương thơm khắp nơi đây. Cái tên núi Trầm ra đời từ đó. Mặc dù hiện nay cây Trầm đã không còn nhưng tên núi Trầm vẫn còn lưu mãi và gắn liền với những di tích lịch sử của dân tộc. Vào thời vua Lê chúa Trịnh đã cho xây dựng cung điện và đền thờ tại khu vực núi Trầm. Từ đó đến nay, Chùa Trầm trên núi Trầm đã trở thành chốn linh thiêng và thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước bởi những vẻ đẹp tráng lệ.

2 - Kiến trúc của Chùa Trầm

  • Chùa Trầm được xây dựng tại núi Trầm, dựa vào vách núi, vì vậy vô cùng vững chắc và hiên ngang. Dù trải qua biết bao năm tháng, trải qua bao cuộc xâm lược nhưng Chùa Trầm vẫn giữ nguyên vẻ đẹp cổ kính, trang trọng và lưu giữ những hình ảnh, những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
  • Năm 1515, Chùa Trầm được xây dựng dưới thời vua Lê chúa Trịnh và là nơi tu hành của các vị vua, trọng thần theo Phật giáo. Được biết tướng Trần Văn Tăng là người giám sát quá trình xây dựng ngôi Chùa Trầm.

  • Diện tích Chùa Trầm không quá lớn tuy nhiên trong sân và những khu vực xung quanh vô cùng cổ kính với nhiều cây cổ thụ. Đến tham quan Chùa Trầm du khách còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tháp cổ Chùa Trầm, tiền đường Chùa Trầm Phụng, Nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu. Điểm đặc biệt tại nơi đây có lẽ là cây gạo cổ thụ ở phía sau Chùa Trầm, không biết có từ bao giờ nhưng khi đến đây du khách dường như không thể cưỡng lại được vẻ đẹp đến nao lòng của hoa gạo đỏ.

3 - Lễ hội Chùa Trầm

  • Hàng năm vào ngày mùng 2 tháng 2 âm lịch, tại Chùa Trầm thuộc xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đều diễn ra lễ hội Chùa Trầm với sự tham gia của người dân địa phương và du khách thập phương hòa mình vào không khí náo nhiệt, vui tươi của lễ hội đầu năm. Tất cả mọi người đều đi tế lễ để cầu cho một năm bình an, may mắn, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.
  • Những Phật tử trên mọi miền Tổ quốc đều đến với vùng đất Phật để cầu phúc, cầu an, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Bên cạnh đó, có rất nhiều nghi lễ trang trọng được tổ chức tại Chùa Trầm mang đậm những nét văn hóa tín ngưỡng, tâm linh của người dân đất Việt.

  • Sau khi kết thúc phần tế lễ, dâng hương, người dân và du khách có thể tham gia, chiêm ngưỡng những chương trình văn nghệ, những trò chơi dân gian như đu tre, múa rối nước, đánh cờ, leo cột mỡ, đánh vật, chọi gà... Hiện nay, một số trò chơi dân gian như leo cột mỡ, cờ tường đã được thay bởi môn thể thao bóng chuyền, bóng đá...tuy nhiên những giá trị văn hóa, truyền thống của Chùa Trầm vẫn được giữ nguyên.
  • Một trong những điểm tạo nên sức hút tại nơi đây là nghi lễ Rước ảnh Bác Hồ, bởi trước đây Bác đã có nhiều dịp tới thăm Chùa Trầm và công nhận nơi đây là di tích lịch sử quốc gia với những cảnh đẹp hùng vĩ, tráng lệ. Đây không chỉ là việc làm tưởng nhớ đến công ơn của Bác dành cho dân tộc  mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam.

4 - Hướng dẫn tham quan di tích Chùa Trầm

Chùa Trầm là một trong tứ đại danh thắng của xứ Đoài là Chùa Trầm, Chùa Trăm Gian, Chùa Thầy, Chùa Tây Phương. Xung quanh Chùa Trầm là những khung cảnh thiên nhiên tráng lệ với hồ sen và rừng cây xanh mát. 

4.1 - Tháp cổ Chùa Trầm

  • Khi đến với Chùa Trầm, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tháp cổ Chùa Trầm trên tòa Tam Bảo. Nhiều người truyền tai rằng, 4 tháp cổ là nơi gìn giữ tro cốt của những anh hùng dân tộc.

4.2 - Tiền đường chùa Trầm Phụng

  • Phía trên trong tiền đường bao gồm 5 gian nhà thờ cúng thần Phật. Những bức tượng của Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Bà Thiên Nhãn, Chư Tăng Phật Pháp được đặt trang trọng, uy nghi ở trong tiền đường.
  • Tiếp đến là thập điện Diêm Vương phía bên phải tiền đường, cùng phía đó là bàn thờ Đức Chúa Ông, đều là những nhân vật gắn liền với lịch sử vô cùng linh thiêng.

4.3 - Nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu chùa Trầm

  • Sau khi tham quan tiền đường, du khách có thể tiến tới nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu, nhà bia, tháp mộ và miếu nhỏ. Kiến trúc của nhà thờ Mẫu vô cùng đơn giản với những chất liệu chủ yếu được xây dựng bằng bê tông. Nhà thờ Tổ được làm bằng gỗ được trạm khắc vô cùng tinh xảo với những họa tiết rồng, phượng mang đậm những dấu ấn, văn hóa thời phong kiến.

5 - Địa điểm du lịch gần chùa Trầm

Nếu có dịp đến tham gia lễ hội Chùa Trầm, du khách còn có cơ hội tham quan, chiêm ngưỡng những khung cảnh tươi đẹp, nên thơ tại Chùa Hang và Chùa Vô Vi thuộc chân núi Trầm.

5.1 - Chùa Hang

  • Chùa Hang thuộc quần thể di tích tại chân núi Trầm được xây dựng trong động Long Tiên. Phía trong chùa Hang là những hang động cổ kính vô cùng kỳ vỹ và hoành tráng. Động Long Tiên được chiếu sáng bởi những tia sáng xuyên qua khe nhỏ ở phía sườn núi và đỉnh núi tạo nên khung cảnh đẹp và thơ mộng với những nhũ đá đa dạng về màu sắc, hình dáng và kích thước.
  • Đặc biệt, trong động là 2 lối đi về 2 hướng, 1 hướng đi lên đỉnh núi được gọi là đường lên Trời và hướng còn lại gọi là đường xuống Âm phủ. Ngay phía trong là tượng thờ 12 vị Đại Vương và 58 pho tượng Phật.

5.2 - Chùa Vô Vi

  • Chùa Vô Vi có vị trí cách chùa Trầm khoảng 1km, được xây dựng vào năm 1515 bởi tướng Trần Văn Tăng. Lên phía trên là một tấm bia đá có khắc bài thơ của vị tướng quân họ Trần được viết bằng chữ Nôm. Phía ngoài chùa là chuông đồng được vua Nguyễn đúc và dâng lên Đức Phật vào năm 1814. Phía trên đỉnh núi là lầu Nghênh Phong, tại đây du khách có thể chiêm ngưỡng được hết tất cả cảnh quan của Tử Trầm Sơn, một khung cảnh thiên nhiên đẹp đến nao lòng.

6 - Kết luận

  • Lễ hội Chùa Trầm là một trong những lễ hội truyền thống lớn của huyện Chương Mỹ, Hà Nội được diễn ra vào ngày mùng 2 tháng 2 âm lịch hàng năm. Việc tổ chức lễ hội không chỉ nâng cao tinh thần đoàn kết, gắn bó của người dân địa phương mà còn nhằm quảng bá những nét văn hóa truyền thống, những hình ảnh đẹp của Tử Trầm Sơn và những danh lam thắng cảnh của đất nước Việt Nam.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về lễ hội Chùa Trầm. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ