Hội Xoan (Phú Thọ)

Hội Xoan là một trong những lễ hội truyền thống lớn của tỉnh Phú Thọ diễn ra hàng năm vào mỗi dịp đầu xuân năm mới. Tuy nhiên nguồn gốc hội Xoan thế nào, có ý nghĩa ra sao thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Hội Xoan

Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.

1.1 - Nguồn gốc của hội Xoan

  • Tương truyền rằng xã Hương Nha, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ là nơi chôn rau cắt rốn của nữ tướng Xuân Nương, một trong những cánh tay phải đắc lực giúp Hai Bà Trưng đánh bại quân xâm lược phương Bắc. Bà sinh ra trong gia đình có truyền thống võ thuật, một lòng hướng về đất nước với cha là thủ lĩnh châu Đại Man - Hùng Sát. 
  • Thời kỳ quân Đông Hán chiếm đánh nước ta, người thân trong gia đình bà đều chết dưới tay quân địch. Đây có lẽ là mối căm hận lớn nhất đối với bà, đồng thời lòng yêu nước thương dân càng làm tinh thần quyết chiến thêm sục sôi, bà đã phối hợp với Thi Sách cùng nhân dân phất cờ khởi nghĩa. Khởi nghĩa toàn thắng, bà đã trở thành vị tướng thân cận nhất với Hai Bà Trưng. Một thời gian sau, nhà Hán tiếp tục xâm lược nước ta, để cổ vũ cho tinh thần chiến đấu của quân và dân, bà đã phi ngựa đến chùa Hương Nha thắp hương, cầu nguyện cho toàn dân đại thắng, sau đó bà tự vẫn dưới dòng sông Thao.

  • Nhân dân làng Hương Nha đã bày tỏ lòng biết ơn đối với nữ tướng Xuân Nương và những anh hùng đã không màng thân mình giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Từ đó trở đi, xã Hương Nha hàng năm đã tổ chức lễ hội Xoan để đời đời ghi nhớ công lao của bà.

1.2 - Ý nghĩa của hội Xoan

  • Lễ hội Xoan là một trong những nét văn hóa đặc trưng của nhân dân Phú Thọ với những làn điệu hát Xoan say đắm lòng người. Đồng thời đề cao tinh thần đoàn kết, ý chí quật cường và lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam bao thế hệ.
  • Bên cạnh đó, hội Xoan còn được coi là ngày lễ truyền thống của dân tộc, giúp thế hệ trẻ hiểu được những ý nghĩa sâu sắc trong hát Xoan, từ đó tiếp tục gìn giữ, phát huy nghệ thuật truyền thống của tỉnh Phú Thọ. Hơn nữa, mỗi lễ hội Xoan còn là dịp quảng bá những gía trị văn hóa, những hình ảnh đẹp, độc đáo của Phú Thọ và đất nước Việt Nam đến với thế giới.

2 - Thời gian và địa điểm tổ chức hội Xoan

  • Hội Xoan diễn ra từ ngày mùng 7 tháng Giêng đến hết ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Đây được cho là lễ hội truyền thống độc đáo và ý nghĩa nhất của tỉnh Phú Thọ, được công nhận là di sản văn hóa quốc gia. Vào ngày mùng 7 tháng Giêng hàng năm là ngày khai hội, người dân tỉnh Phú Thọ và du khách thập phương cùng kéo đến hòa mình vào không khí tưng bừng của hội Xoan tại xã Hương Nha, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

  • Hội Xoan được tổ chức vào dịp đầu xuân năm mới, tiết trời xuân ấm áp, trong lành, vô cùng thích hợp để nhân dân du xuân, trẩy hội. Du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những làn điệu hát Xoan mà còn được trải nghiệm những trò chơi dân gian vô cùng hấp dẫn.

3 - Hội Xoan diễn ra như thế nào?

3.1 - Phần lễ

  • Mặc dù sáng mùng 7 mới chính thức khai hội, tuy nhiên người dân địa phương đã có sự chuẩn bị từ rất nhiều ngày trước đó để lễ hội diễn ra thuận lợi và thành công tốt đẹp. Rạng sáng mùng 7 tháng Giêng, người dân xã Hương Nha tập trung về đình làng để tiến hành lễ cầu Xuân, nghi lễ quan trọng nhất của hội Xoan, nhằm trình báo lên Thành hoàng, cầu cho một năm no ấm, mưa thuận gió hòa, nhà nhà hạnh phúc. Lễ vật cúng bái chủ yếu là lễ chay bào gồm hoa tươi, trái cây, bánh kẹo, trầu cau và đặc biệt không thể thiếu củ mài, mật ong.

  • Xã Hương Nha bao gồm nhiều phường hát Xoan, cuộc thi hát Xoan sẽ tổ chức tại đình làng, đây là nét văn hóa đặc trưng của người dân nơi đây. Mỗi đội hát Xoan gồm 15 đến 18 người. Bên cạnh những làn điệu hát Xoan là những tiết mục múa đến từ người dân nơi đây để lễ hội thêm phần sinh động. 
  • Sau đó là tục tế trâu và mổ trâu để tái hiện lại sự kiện lịch sử trong thời vua Hùng, sau khi được thần sông cứu nạn, các vị tướng đã giết trâu để lấy thịt và da tế thần sông. Tục lệ này được tổ chức với hi vọng được các vị thần che chở, phù hộ độ trì cho bách tính trăm họ được bình an, mạnh khỏe.

3.2 - Phần hội

  • Sau khi kết thúc hát Xoan và những nghi lễ quan trọng, đến ngày mùng 10 tháng Giêng, cũng là ngày kết thúc hội Xoan, người dân địa phương và du khách cùng nhau tham gia những hoạt động vui chơi thú vị, bổ ích ở bãi sông trước đình như phần thi tát nước, cày, vừa, gieo mạ, bán bông....

4 - Tìm hiểu đôi nét về hát Xoan

  • Hát Xoan còn được biết đến với tên gọi hát cửa đình hay khúc môn đình, là môn nghệ thuật truyền thống của tỉnh Phú Thọ kết hợp giữa hát, múa và biểu diễn ca nhạc, thường được tổ chức tại những lễ hội lớn của tỉnh Phú Thọ.
  • Hát Xoan được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, đồng thời là loại hình nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam. Hát Xoan mang đến những cảm xúc đặc biệt, là nghệ thuật truyền thống gắn liền với văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt nếu ai đã từng ghé thăm lễ hội đền Hùng - Phú Thọ thì chắc chắn không thể nào quên được những giai điệu của hát Xoan. 

4.1 - Nguồn gốc của hát Xoan

  • Tương truyền rằng, xưa kia Vua Hùng có chuyến ngao du sơn thủy, ghé thăm quê Xoan Phù Đức - An Thái thì bắt gặp những đứa trẻ đang chăn trâu cắt cỏ ngâm nga những câu hát mang âm điệu bay bổng. Vua Hùng thấy vậy ra chơi cùng lũ trẻ và dạy chúng những câu hát. Từ đó trở đi người dân nơi đây đã tiếp tục phát triển những câu hát và điệu múa của vua Hùng được gọi là xoan tiên.
  • Một số tài liệu ghi chép rằng, hát Xoan ra đời từ những năm đầu thế kỷ XV. Những câu hát xoan gần giống với những tấu chương của đời hậu Lê bao gồm những câu thơ thất ngôn và lục ngôn. 

4.2 - Những phần chính trong hát Xoan

  • Hát nghi lễ: Với giai điệu hào hùng nhằm tôn vinh công lao dựng nước, giữ nước của các vị vua Hùng, những vị thần linh và những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh xương máu để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.
  • Hát quả cách: Phần hát này vô cùng đa dạng với sự kết hợp giữa múa, hát với sự tham gia của mọi tầng lớp. Đồng thời đề cao nền nông nghiệp, sản xuất và lối sống của con người Việt Nam
  • Hát giao duyên: Những khúc hát giao duyên cất lên thể hiện rõ tình yêu đôi lứa, những mong muốn, những khát vọng và hoài bão của con người. Với giai điệu vui tươi, hát giao duyên mang đến cho con người những cung bậc cảm xúc đặc biệt và khó tả.

5 - Kết luận

  • Hội Xoan là một trong những lễ hội văn hóa truyền thống lớn nhất của người dân Phú Thọ với những tiết mục biểu diễn đa dạng và đặc sắc. Hội Xoan không chỉ đề cao tinh thần đoàn kết, khẳng định những nét đẹp, giá trị văn hóa của người dân đất Việt mà còn quảng bá những hình ảnh đẹp về văn hóa, truyền thống của Việt Nam đến với thế giới.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về hội Xoan - Phú Thọ. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ