Lễ hội Bà Chúa Xứ là một trong những lễ hội truyền thống mang đậm những vẻ đẹp văn hóa, tín ngưỡng của vùng đất An Giang. Tuy nhiên nguồn gốc lễ hội Bà Chúa Xứ thế nào, ý nghĩa ra sao, gồm những hoạt động gì thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.
1 - Miếu Bà Chúa Xứ
- Miếu Bà Chúa Xứ được xây dựng tại chân núi Sam, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Tương truyền rằng, xưa kia quân Xiêm chiếm đóng nước ta vào những năm đầu thế kỷ 19, chúng ra sức chèn ép nhân dân. Một lần quân Xiêm đi đến chân núi Sam thấy pho tượng Bà Chúa Xứ nhưng dù như thế nào cũng không thể khiêng được. Trong đó có một tên lính bực tức đã phá hỏng 1 bên tay của tượng, ngay sau đó hắn đã bị trừng trị thích đáng. Trong giấc mơ của một cô đồng đã cho biết pho tượng đó chính là Bà Chúa Xứ vô cùng linh thiêng và phải có 9 đồng trinh nữ mới có thể khiêng được tượng Bà.
- Nhân dân núi Sam đã làm theo cách của cô Đồng, lập miếu thờ Bà và từ đó được Bà phù hộ, che chở, giúp quân và dân đánh đuổi giặc Xiêm. Đồng thời có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Thời gian đầu khi đất nước còn khó khăn, miếu Bà Chúa Xứ được dựng lên từ những cây tre. Cho đến năm 1870 được tu sửa lại và xây bằng gạch hồ. Năm 1972, nhân dân và chính quyền địa phương đã xây dựng miếu Bà khang trang, rộng lớn.
2 - Lễ hội Bà Chúa Xứ
Lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam là một trong những lễ hội lớn của nhân dân An Giang, gắn liền với những câu chuyện lịch sử của vùng núi Sam, Châu Đốc. Năm 2016, lễ hội Bà Chúa Xứ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể bởi những nét đẹp trong giá trị văn hóa tâm linh, tín ngưỡng.
2.1 - Nguồn gốc lịch sử
- Lễ hội Bà Chúa Xứ được bắt nguồn từ truyền thuyết pho tượng Bà trên đỉnh núi Sam. Những năm 1820-1825, nước ta bị quân Xiêm chiếm đóng, một lần đi qua đỉnh núi Sam chúng nhìn thấy pho tượng lớn và dùng mọi cách để khiêng tượng Bà xuống núi nhưng không thể nào khiêng được. Sau đó, nhiều người dân đã được Bà báo mộng và khiêng tượng Bà xuống núi lập miếu thờ Bà.
- Nhân dân trong làng cùng khiêng tượng Bà nhưng không thể nào khiêng được. Sau đó, có một cô đồng đã nói chỉ cần 9 cô gái đồng trinh khiêng là sẽ được, và lời nói đó đã linh nghiệm. Khi khiêng đến chân núi tượng Bà nặng trĩu, người dân cho rằng đây chính là nơi Bà muốn ngự lại và lập miếu thờ ở chân núi Sam.
- Kể từ đó, Bà Chúa Xứ luôn che chở, phù hộ cho quân và dân đánh đuổi giặc Xiêm, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhân dân có cơm ăn áo mặc, có được cuộc sống bình an, hạnh phúc. Đời đời nhớ ơn công lao của Bà Chúa Xứ và hàng năm người dân nơi đây đã tổ chức lễ hội để tưởng nhớ, bày tỏ lòng biết ơn, đồng thời lấy ngày tìm thấy tượng Bà làm ngày hội chính.
2.2 - Ý nghĩa của lễ hội
- Lễ hội Bà Chúa Xứ từ lâu đã trở thành phong tục truyền thống và nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam. Đây là việc làm thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", bày tỏ lòng thành kính biết ơn của người dân đất Việt đến với Bà Chúa Xứ và những vị anh hùng dân tộc đã hi sinh để giành lại độc lập, tự do. Ngoài ra, việc lễ Bà Chúa Xứ còn giúp mọi người, mọi nhà cầu lộc, cầu tài, cầu bình an, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, đời đời no ấm.
- Đây là việc làm tôn vinh những giá trị văn hóa, tâm linh của con người Việt Nam, đồng thời giúp gìn giữ, phát huy những phong tục truyền thống tốt đẹp của nhân dân vùng An Giang và người dân đất Việt. Ngoài ra, lễ hội Bà Chúa Xứ còn là dịp để quảng bá những hình ảnh đẹp, những danh lam thắng cảnh, những giá trị truyền thống, tín ngưỡng của Việt Nam đến với thế giới.
3 - Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội Bà Chúa Xứ
- Lễ hội Bà Chúa Xứ diễn ra vào ngày 23 tháng 4 đến ngày 27 tháng 4 âm lịch hàng năm. Ngày 23 tháng 4 được gọi là ngày khai hội, chính thức bắt đầu những nghi lễ trang trọng và thiêng liêng. Tuy nhiên trước đó nhiều ngày, người dân địa phương đã chuẩn bị tất cả mọi thứ để buổi lễ được diễn ra thành công, tốt đẹp.
- Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang là nơi tổ chức lễ hội Bà Chúa Xứ với sự tham gia đông đảo của người dân địa phương và du khách trên mọi miền Tổ quốc. Ngoài những nghi lễ độc đáo, hấp dẫn, lễ hội còn thu hút du khách thập phương bởi lối kiến trúc đặc biệt, ấn tượng của Miếu Bà Chúa Xứ và vẻ đẹp tráng lệ, hùng vĩ của ngọn núi Sam.
- Được biết ngoài việc tổ chức hội chính vào ngày 23-27/4, Miếu Bà Chúa Xứ mở cửa quanh năm để du khách thập phương đến đây hành lễ, dâng hương, cầu cho mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn bởi Bà Chúa Xứ nổi tiếng là vị thần vô cùng linh thiêng.
4 - Những hoạt động tại lễ hội Bà Chúa Xứ
4.1 - Phần lễ
- Lễ rước tượng Bà: Vào ngày 22 tháng 4, bắt đầu tiến hành lễ phục hiện rước tượng bà từ đỉnh núi Sam về miếu Bà Chúa Xứ. Tham gia nghi lễ là 9 cô gái đồng trinh khiêng tượng Bà để tái hiện lại truyền thuyết năm xưa.
- Lễ tắm Bà: Đêm 23, rạng tháng ngày 24 tháng 4 là lễ tắm Bà được thực hiện bởi 9 cô gái đồng trinh. Thực chất đây là nghi lễ lau tượng Bà để hết những bụi bẩn bám trên tượng. Bộ y phục cũ của Bà Chúa Xứ được cắt nhỏ thành nhiều mảnh ban phát cho người dân và du khách với hi vọng được bà chở che, phù hộ.
- Lễ Thỉnh sắc thần ông Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà: Chiều ngày 24/4, các vị trưởng lão trong làng mặc lễ phục sang lăng Thoại Ngọc Hầu xin được làm lễ Thỉnh Sắc, rước bài vị Thoại Ngọc Hầu và 2 vị phu nhân.
- Lễ Túc Yết: Đêm 25, rạng sáng 26/4 tiến hành lễ Túc Yết theo các bước dânh hương, chúc tửu, hiến trà và đọc văn tế. Mâm lễ tế bao gồm đĩa huyết heo, xôi, trái cây, hoa tươi, trầu cau và gạo muối.
- Lễ Xây chầu: Kết thúc lễ Túc Yết, các vị trưởng lão và ban quản lý di tích bắt đầu thực hiện nghi lễ Xây chầu cầu cho mưa thuận gió hòa, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.
- Lễ Chánh tế: Đây là nghi lễ cuối cùng của lễ hội diễn ra vào rạng sáng ngày 27/4. Sau đó, đoàn lễ tiến hành rước bài vị Thoại Ngọc Hầu về lăng.
4.2 - Phần hội
- Song song với những nghi lễ trang trọng, thiêng liêng tại Miếu Bà Chúa Xứ, người dân địa phương và du khách có thể hòa mình vào không khí tươi vui, náo nhiệt của những chương trình văn nghệ và những trò chơi dân gian hấp dẫn như kéo co, thả diều, cờ tướng, đẩy gậy, chọi gà, cờ người...hay những tiết mục biểu diễn múa lân sư rồng, múa mâm thao, múa bóng rỗi, múa đĩa chén... Tất cả đều là những chương trình đặc sắc, mang đậm bản chất văn hóa của dân tộc Việt Nam.
5 - Những lưu ý khi tham gia lễ hội Bà Chúa Xứ
Khi đến tham gia lễ hội Bà Chúa Xứ mọi người nên lưu ý những điều sau để có một chuyến đi thuận lợi và suôn sẻ.
- Miếu Bà Chúa Xứ là nơi vô cùng linh thiêng vì vậy khi đến tham gia lễ hội, dâng hương, du khách nên mặc trang phục kín đáo, trang nhã, tránh mặc những trang phục lòe loẹt, hở hang.
- Để có thể tham gia vào những lễ hội, những hoạt động tại Miếu Bà Chúa Xứ một cách trọn vẹn nên lựa chọn giày dép thoải mái, tránh bị đau chân hay té ngã.
- Nên chuẩn bị vật phẩm cúng lễ trước để tránh việc thiếu sót cũng như bị chặt chém giá cả.
- Vào ngày hội chính, người dân trên khắp mọi miền Tổ quốc đều đến đây cúng lễ, dâng hương Bà Chúa Xứ vì vậy du khách nên tự bảo quản tư trang của mình để tránh việc thất thoát tài sản.
- Tránh nói những điều bất kính, mạo phạm thần linh.
6 - Kết luận
- Lễ hội Bà Chúa Xứ từ lâu đã trở thành phong tục truyền thống và nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Hàng năm, biết bao người, bao gia đình đến đền Bà Chúa Xứ để cầu lộc, cầu tài, cầu bình an. Đây là một trong những lễ hội lớn, mang đậm bản sắc văn hóa của vùng đất An Giang, lễ hội Bà Chúa Xứ sẽ là một trải nghiệm thú vị và đặc sắc cho du khách cả nước khi đến nơi đây.
Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về lễ hội Bà Chúa Xứ. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!