Lễ hội Quán Thế Âm (Đà Nẵng)

Lễ hội Quán Thế Âm là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất tại Đà Nẵng được công nhận là Di sản phi vật thể quốc gia. Tuy nhiên nguồn gốc lễ hội Quán Thế Âm thế nào, có ý nghĩa ra sao, gồm những hoạt động nào thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Chùa Quán Thế Âm

  • Năm 1957 chùa Quán Thế Âm được xây dựng tại chân núi Kim Sơn thuộc Ngũ Hành Sơn nay là 48 Sư Vạn Hạnh, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Chùa Quán Thế Âm bao gồm nhiều cảnh đẹp nên thơ trữ tình với những ngọn núi thiên nhiên hùng vỹ, tráng lệ, đồng thời được mệnh danh là Thánh Địa Phật Giáo với những ngôi chùa, đền linh thiêng.

  • Kiến trúc của chùa Quán Thế Âm vô cùng độc đáo với những hang động tự nhiên, sông núi, biển rộng, với những ngôi chùa thấp thoáng bên sườn núi với những rừng cây xanh ngát, muôn chim ca hát, tạo nên một khung cảnh say đắm lòng người. Chùa Quán Thế Âm được xây dựng bởi Hòa thượng Thích Pháp Nhãn, ngài đã tìm ra pho tượng Quán Thế Âm do thiên nhiên ban tặng trong thạch động thông qua giấc mộng, từ đó cho thấy Quán Thế Âm Bồ Tát linh thiêng đến nhường nào.

2 - Lễ hội Quán Thế Âm

2.1 - Nguồn gốc lễ hội Quán Thế Âm

  • Lễ hội Quán Thế Âm hay còn được biết đến với tên gọi Lễ hội Quan Âm, là một lễ hội lớn nhất tại Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Tương truyền rằng, xưa kia cố Hòa thượng Thích Pháp Nhãn đã nằm mơ thấy tượng Quan Thế Âm và ngài tìm được pho tượng trong một thạch động ở núi Ngũ Hành Sơn. Điều đặc biệt tượng Quan Thế Âm hoàn toàn do thiên nhiên tạo ra. Thạch động đó bắt đầu được gọi với tên động Quan Âm và cho xây dựng ngôi chùa Quan Thế Âm tại chân núi Kim Sơn. 
  • Hàng năm vào ngày vía Quan Thế Âm nhân dân cả nước kéo đến núi Ngũ Hành Sơn để cúng lễ, dâng hương. Các vị Chư Tôn Đức đã quyết định tổ chức lễ hội Quán Thế Âm vào ngày lễ vía Đức Phật Quan Âm là ngày 19 tháng 2 âm lịch hàng năm.

2.2 - Ý nghĩa của lễ hội Quán Thế Âm

  • Lễ hội Quán Thế Âm là dịp thể mỗi người dân bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đến những vị Quan Âm Bồ Tát, những thần linh cứu khổ, cứu nạn, giúp con dân thoát khỏi cảnh lầm than, cơ cực. Ngoài ra, mỗi người, mỗi nhà còn cầu nguyện được bình an, mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn.
  • Đến với lễ hội Quán Thế Âm, người dân còn được biết đến những bài giảng của Đức Phật, gắn liền với tín ngưỡng tôn giáo, những giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam. Từ đó mỗi người rút ra những bài học cho bản thân, khơi dậy lòng từ bi, khoan dung, độ lượng và đề cao tinh thần đoàn kết, tình yêu quê hương, đất nước. Đồng thời là dịp quảng bá những cảnh quan hùng vĩ, những nét đẹp văn hóa, tâm linh của Việt Nam đến với thế giới.

3 - Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội Quán Thế Âm

  • Lễ hội Quán Thế Âm diễn ra hàng năm vào ngày 19 tháng 2 âm lịch. Chính hội được tổ chức vào ngày 19 tháng 2, tuy nhiên lễ hội kéo dài trong 3 ngày liên tiếp để du khách thập phương có được những trải nghiệm thú vị và độc đáo khi đến với lễ hội.

  • Chùa Quan Âm tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng là nơi tổ chức lễ hội Quán Thế Âm với nhiều nghi lễ và hoạt động vô cùng ý nghĩa. Đến tham quan lễ hội Quán Thế Âm, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp tráng lệ vùng đất Phật mà còn có thêm kiến thức về những hoạt động văn hóa nơi đây.

4 - Những hoạt động tại lễ hội Quán Thế Âm

4.1 - Phần lễ

  • Lễ rước ánh sáng: Trước ngày chính hội 19/2, tối 18/2 âm lịch tại chùa Quan Âm tiến hành nghi lễ rước ánh sáng với những màn rước đuốc, rước kiệu, múa rồng, múa lân để xin ánh sáng của Phật pháp, xin Đức Phật soi đường chỉ lối, giúp con dân có trí tuệ và tâm đức sáng suốt.
  • Lễ khai kinh: Rạng sáng ngày 19/2, tại chùa Quan Âm các vị Tăng ni Phật tử cùng đọc kinh, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, đời đời hạnh phúc.
  • Lễ trai đàn chẩn tế: Sau khi kết thúc lễ khai kinh tiến hành lễ trai đàn chẩn tế để cầu siêu cho các vong linh.
  • Lễ thuyết giảng về Quan Thế Âm Bồ Tát: Các vị Hòa thượng, sư tăng sẽ tổ chức lễ thuyết giảng về kinh Phật, để nhân dân hiểu được những công lao của Quan Thế Âm Bồ Tát, từ đó muốn nhắn nhủ muôn dân nên sống hiền lành, lương thiện và giàu lòng từ bi, bác ái. 
  • Lễ rước tượng Quan Thế Âm: Đúng 10 giờ ngày 19/2, người dân địa phương cùng nhau tổ chức lễ rước tượng Bồ Tát từ chùa Quan Âm xuống con thuyền trên sông Cầu Biện để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, ngư dân trên biển được thuận buồm xuôi gió, cả năm được bình an và gặp nhiều may mắn.

Ngoài ra, vào tối ngày 18/2, tại chùa Quan Âm các vị trưởng lão mặc lễ phục chỉnh tề, làm lễ tế xuân cúng thần núi, thần sông và thần đất. Sau khi kết thúc phần tế lễ, các vị trưởng lão cùng người dân đi thả đèn hoa đăng ở sông Cầu Biện.

4.2 - Phần hội

  • Bên cạnh những phần nghi lễ trang trọng, thiêng liêng, người dân và du khách thập phương còn được hòa mình vào không khí vui tươi, náo nhiệt tại các chương trình văn nghệ mang đậm truyền thống dân tộc như hát dân ca, đấu cờ, trình diễn âm nhạc, nhạc cụ, phần thi điêu khắc, múa tứ linh, hát tuồng, hát chèo, thư pháp, vẽ tranh thủy mặc hay cuộc thi thuyết trình về lịch sử quê hương.

5 - Một số lưu ý khi tham gia lễ hội Quán Thế Âm

Khi đến tham gia lễ hội Quán Thế Âm du khách nên lưu ý những điều sau để có một chuyến đi hoàn hảo và thành công:

  • Chùa Quán Thế Âm là vùng đất Phật, là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy khi đến tham gia lễ hội, dâng hương, du khách nên mặc trang phục kín đáo, trang nhã, tránh mặc những trang phục lòe loẹt, hở hang.
  • Đến chùa Quán Thế Âm, du khách sẽ phải đi bộ, leo núi quãng đường khá dài, vì vậy nên lựa chọn giày dép thoải mái, tránh bị đau chân.
  • Nên chuẩn bị vật phẩm cúng lễ trước để tránh việc thiếu sót hay gặp phải vấn nạn chặt chém giá cả.
  • Nên cầm máy ảnh hay điện thoại để có được những kỷ niệm đẹp, đáng nhớ và lưu lại những phong cảnh hùng vỹ của thiên nhiên, núi rừng.
  • Vào mùa hội chính, lễ hội Quán Thế Âm thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước, vì vậy du khách nên tự bảo quản tư trang của mình để tránh việc thất thoát tài sản.
  • Du khách nên tham khảo, đặt trước phòng và khu nghỉ ngơi để tránh việc hết phòng vào mùa lễ hội.

6 - Kết luận

  • Lễ hội Quán Thế Âm là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất tại Đà Nẵng. Lễ hội Quán Thế Âm nhằm ca ngợi, tôn vinh công lao của Quan Thế Âm Bồ Tát đã giúp dân chúng thoát khỏi cảnh lầm than, luôn che chở, phù hộ độ trì cho bách tính trăm họ được bình an, mạnh khỏe. Đồng thời đây là dịp để quảng bá những hình ảnh đẹp, những giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam đến với thế giới.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về lễ hội Quán Thế Âm. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ