Giỗ Tổ Hùng Vương

Ngày giỗ Tổ Hùng Vương là một trong những ngày lễ lớn có ý nghĩa quan trọng, gắn liền với lịch sử của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào thời gian nào, có nguồn gốc ra sao, ý nghĩa thế nào thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày gì?

  • Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hay còn được gọi là Lễ hội Đền Hùng hay ngày Quốc giỗ, là ngày quốc lễ của dân tộc Việt Nam. Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày lễ truyền thống gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước của vua Hùng, vì vậy hàng năm vào ngày này tất cả người dân trên đất nước Việt Nam đều được nghỉ lễ để tưởng nhớ công lao của các vị vua Hùng, đồng thời tham gia vào các hoạt động văn hóa của đất nước.

  • Nghi lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm tại khu di tích lịch sử Đền Hùng, tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đặc biệt nghi lễ này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.

2 - Nguồn gốc ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

  • Từ thời nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần, Hậu Lê đều đã xuất hiện tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng. Trong những năm phong kiến, quan lại địa phương đã giao việc tổ chức lễ hội Đền Hùng cho người dân nơi đây. Khi ấy ngày giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày 11 tháng 3 âm lịch và người dân ở đây được đặc cách không phải nộp sưu thuế.
  • Vào những năm đầu thế kỷ 20, vua Khải Định đã chính thức lấy ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để tổ chức nghi lễ Giổ Tổ Hùng Vương với sự tham gia của các quan lại trong triều và nhân dân. Tất cả các quan trong triều đều mặc lễ phục để lên đền Hùng cúng lễ. 

  • Kể từ đó trở đi, ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm trở thành ngày Quốc lễ. Năm 1946, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã công bố ngày mùng 10 tháng 3 là ngày Quốc giỗ của đất nước, tất cả học sinh, sinh viên, người lao động, công nhân viên chức đều được nghỉ lễ. Một trong những sự kiện đặc biệt đó là ngày 11 tháng 4 năm 1946, Bộ trưởng Nội cụ Huỳnh Thúc Kháng đã nhận ủy quyền từ Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến về Đền Hùng làm lễ dâng hương, cầu xin các vua Hùng phù hộ cho dân ta được toàn thắng, đất nước độc lập và giành lại tự do. 

3 - Ý nghĩa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

  • Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày toàn dân Việt Nam bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đến các vị vua Hùng đã có công dựng nước, khai mở bờ cõi. Chắc hẳn câu thơ: "Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba" đã ăn sâu vào tiềm thức của dân tộc Việt Nam, vì vậy vào ngày này tất cả mọi người dù ở đâu cũng đều hướng về cội nguồn, quê hương và đất nước.
  • Tín ngưỡng Giỗ Tổ Hùng Vương còn thể hiện được truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", khẳng định tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước của con người Việt Nam, tất cả chúng ta đều chảy chung dòng máu, cùng hòa chung nhịp đập trái tim và tất cả đều là con cháu của vua Hùng. 
  • Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là ngày để nhân dân đề cao lòng tự tôn dân tộc mà còn để suy ngẫm, ghi nhớ công lao của những anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng hi sinh để bảo vệ nền độc lập, tự do. Đồng thời để nhắc nhở bản thân luôn cố gắng, phấn đấu để góp sức lực nhỏ bé của mình trong việc xây dựng và phát triển đất nước, để Việt Nam có thể sánh vai được với các cường quốc năm châu.

  • Nếu ai có dịp đến thăm quan đền Hùng Phú Thọ vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương sẽ được chiêm ngưỡng những nghi lễ đặc sắc, mang đậm văn hóa truyền thống của Việt Nam. Đồng thời được thưởng thức những chương trình văn nghệ tái hiện lại những nét đẹp trong văn hóa từ thời vua Hùng như đánh trồng đồng, cồng chiêng, đâm đuống, thi nấu bánh chưng, bánh giầy, thổi lửa nấu cơm hay những tiết mục hát xoan vô cùng hấp dẫn. Điều này nhắc nhở con cháu đời sau phải biết gìn giữ, phát huy những truyền thống tốt đẹp, những giá trị văn hóa của dân tộc ta.
  • Bên cạnh đó, lễ hội Đền Hùng, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương còn là dịp để quảng bá những hình ảnh đẹp của quê hương đất nước, bản sắc dân tộc, truyền thống tốt đẹp và những di sản văn hóa đã tồn tại hàng ngàn năm của Việt Nam đến với thế giới.

4 - Những hoạt động văn hóa trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

4.1 - Phần lễ

Mặc dù hội chính đền Hùng được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, song từ nhiều ngày trước đó tại đền Hùng - Phú Thọ đã diễn ra những chương trình lễ hội vô cùng đặc sắc. Vào ngày mùng 10 tháng 3 (chính hội) sẽ bao gồm 2 nghi lễ là rước kiệu và dâng hương tại đền Thượng.

  • Lễ rước kiệu vua: Hàng trăm người dân địa phương mặc lễ phục tham gia đoàn rước kiệu từ chân núi đến các đền và sau đó tiến hành nghi lễ dâng hương tại đền Thượng.
  • Lễ dâng hương: Người chủ hội làm lễ dâng hương, đọc văn tế sau đó là người dân và du khách thập phương dâng hương, hành lễ cầu mong được bình an, mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn.

4.2 - Phần hội

  • Sau khi kết thúc nghi lễ rước kiệu, dâng hương, người dân và du khách có thể hòa mình vào không khí náo nhiệt, tươi vui khi được chiêm ngưỡng những chương trình văn nghệ và trò chơi dân gian đặc sắc như: Hát xoan, thi đấu vật, kéo co, bơi trải, thổi lửa nấu cơm, thi làm bánh chưng bánh giầy... và được thưởng thức tiết mục tái hiện lại những phong tục, truyền thống xa xưa của các đời vua Hùng tại vùng đất Tổ.

5 - Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương người lao động và công nhân viên chức được nghỉ mấy ngày?

  • Ngày 18/2/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh chính thức công bố ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch là ngày quốc lễ và người lao động, học sinh, sinh viên và công chức nhà nước được nghỉ có lương trong ngày này. Nếu ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch rơi vào các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần thì tất cả mọi người đều được nghỉ 1 ngày hôm đó. Còn nếu ngày quốc lễ rơi vào ngày thứ 7, chủ nhật thì sẽ được nghỉ bù sang thứ 2.
  • Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là ngày nghỉ lễ thông thường mà còn là khoảng thời gian vô cùng ý nghĩa, khi những người con xa quê được trở về quây quần, đoàn viên bên gia đình, người thân. Có những bữa cơm ấm áp bên gia đình, cùng nhau ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc, quê hương và đất nước.

6 - Những điều lưu ý khi đi lễ đền Hùng vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Khi đến tham gia lễ hội đền Hùng - Phú Thọ vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mọi người nên lưu ý những điều sau để có một chuyến đi thuận lợi và suôn sẻ.

  • Đền Hùng là nơi vô cùng linh thiêng, nơi thờ 18 vị vua Hùng, những anh hùng dân tộc, vì vậy khi đến tham gia lễ hội, dâng hương, du khách nên mặc trang phục kín đáo, trang nhã, tránh mặc những trang phục lòe loẹt, hở hang.
  • Để có thể tham gia vào những lễ hội, những hoạt động tại đền Hùng một cách trọn vẹn nên lựa chọn giày dép thoải mái, tránh bị đau chân hay té ngã.
  • Nên chuẩn bị vật phẩm cúng lễ trước để tránh việc thiếu sót.
  • Vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân trên khắp mọi miền Tổ quốc đều đến đây cúng lễ, vì vậy du khách nên tự bảo quản tư trang của mình để tránh việc thất thoát tài sản.

7 - Kết luận

  • Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày trang trọng và thiêng liêng đối với lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là ngày để người dân trên mọi miền Tổ quốc cùng hướng về cội nguồn dân tộc, ghi nhớ công lao của các vị anh hùng liệt sĩ và có một ngày nghỉ lễ ý nghĩa bên những người thân yêu.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ