Lễ hội đình Trà Cổ (Quảng Ninh)

Lễ hội đình Trà Cổ là một trong những lễ hội truyền thống lớn gắn liền với lịch sử, văn hóa của thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên nguồn gốc hình thành lễ hội thế nào, có ý nghĩa ra sao, bao gồm những hoạt động nào thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Đình Trà Cổ

  • Đình Trà Cổ được xây dựng tại khu Nam Thọ, phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, là ngôi đình cổ kính và vô cùng linh thiêng. Đình Trà Cổ xuất hiện từ năm 1461 dưới thời vua Lê Thánh Tông. Trải qua biết bao thế kỷ, bao lần cải tạo nhưng ngôi đình vẫn giữ nguyên được những nét đẹp và mang đậm dấu ấn thời nhà Lê.

  • Diện tích của đình Trà Cổ lên đến hơn 1000 mét vuông có lối kiến trúc độc đáo, đặc sắc của miền Bắc. Trong đình là những cột gỗ lim vững chắc được chạm khắc hoa văn tinh xảo với những hoạ tiết long, ly, quy, phụng, long hóa mây, cá chép hóa rồng, long mã, bạch hổ...cùng 2 bức hoành phi câu đối được sơn son thiếp vàng.
  • Đình Trà Cổ là nơi thờ cúng 6 vị Thành hoàng làng là 6 ngư dân từ nơi khác đến đây sinh sống và khai sinh ra làng Trà Cổ. Ngoài ra, đình Trà Cổ cũng thờ Quận He - Nguyễn Hữu Cầu, vị anh hùng của dân tộc trong thời Lê-Trịnh.

2 - Lễ hội đình Trà Cổ

Lễ hội đình Trà Cổ là một trong những lễ hội truyền thống lớn và đặc sắc nhất nơi địa đầu đất nước, gắn liền với những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Đây là lễ hội được tổ chức hàng năm nhằm kỷ niệm, tôn vinh và tưởng nhớ công ơn của những bậc hiền nhân.

2.1 - Truyền thuyết lễ hội đình Trà Cổ

  • Tương truyền rằng, xưa kia ngư dân Đồ Sơn thường cùng gia đình lênh đênh trên biển lớn để mưu sinh qua ngày, họ từng sinh sống, đánh bắt ở nhiều vùng biển trong đó có làng Trà Cổ. Qua một trận bão lớn, 12 gia đình đã lưu lạc đến một hòn đảo trên vùng đất Trà Cổ, tuy nhiên lúc này đây là nơi hoang sơ, khô cằn, không có chút hi vọng về tương lai. Thấy vậy 6 gia đình đã ra thuyền để tìm nơi lập nghiệp mới, chỉ còn lại 6 gia đình cố bám trụ vùng đất này. 
  • Những năm đầu, 6 gia đình thường sống tạm bợ trong những túp lều nhỏ, trải qua nhiều năm làng Trà Cổ bắt đầu đông đúc hơn và có những hoạt động giống với những xóm làng ở địa phương khác. Đình Trà Cổ được nhân dân nơi đây cùng nhau xây đựng để thờ Thành hoàng và 6 ngư dân đã có công khai sinh ra vùng đất này. Hàng năm, để tưởng nhớ công lao của các vị Thành hoàng và những tiên công, nhân dân vùng đất Trà Cổ cùng đến đình Trà Cổ để dâng hương, hành lễ và tổ chức lễ hội. Dần dần lễ hội đình Trà Cổ trở thành một trong những lễ hội lớn, di sản văn hóa của vùng đất Trà Cổ, Móng Cái, Quảng Ninh.

2.2 - Ý nghĩa lễ hội đình Trà Cổ

  • Lễ hội đình Trà Cổ từ lâu đã trở thành phong tục truyền thống và nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam. Đây là việc làm thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", bày tỏ lòng thành kính biết ơn của người dân làng Trà Cổ đến 6 vị tiên công, những người có công khai sinh ra làng, các vị Thành hoàng làng và những vị anh hùng dân tộc đã hi sinh để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, đất nước. Ngoài ra, việc cúng lễ tại đình Trà Cổ còn giúp mọi người, mọi nhà cầu lộc, cầu tài, cầu bình an, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, đời đời no ấm.
  • Tổ chức lễ hội đình Trà Cổ là việc làm tôn vinh những giá trị văn hóa, tâm linh của con người Việt Nam, đồng thời giúp gìn giữ, phát huy những phong tục truyền thống tốt đẹp của nhân dân vùng Trà Cổ và người dân đất Việt. Ngoài ra, lễ hội đình Trà Cổ còn là dịp để quảng bá những hình ảnh đẹp, những danh lam thắng cảnh, những giá trị truyền thống, tín ngưỡng của Việt Nam đến với thế giới.

3 - Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội đình Trà Cổ

  • Lễ hội đình Trà Cổ được diễn ra vào ngày 30 tháng 5 đến ngày mùng 3 tháng 6 âm lịch hàng năm tại đình Trà Cổ, phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh bởi người dân địa phương. Đình Trà Cổ là nơi vô cùng linh thiêng với những kiến trúc cổ kính, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc là nơi thu hút đông đảo du khách thập phương đến dâng hương, hành lễ cầu bình an, cầu may mắn.

  • Trong những năm kháng chiến, lễ hội đình Trà Cổ bị tạm hoãn một thời gian khá dài và được tổ chức lại kể từ năm 1993. Hiện nay, lễ hội đình Trà Cổ là điểm hẹn tâm linh của người dân trên mọi miền Tổ quốc cùng đến đây giao lưu văn hóa, hòa mình vào không khí của lễ hội.

4 - Những hoạt động chính tại lễ hội đình Trà Cổ

4.1 - Phần lễ

  • Phần lễ tại lễ hội đình Trà Cổ được tổ chức nghiêm ngặt theo những quy định từ xa xưa truyền lại. Để chuẩn bị cho lễ hội, làng Trà Cổ sẽ chọn ra 12 cai đám là những vị trưởng lão, khỏe mạnh, tài giỏi, hội tụ những đức tính tốt và đặc biệt gia đình không trong thời gian chịu tang. Mỗi gia đình cai đám sẽ nuôi 1 con lợn để tham gia cuộc thi và được gọi là Ông Voi.
  • Chiều 30/5 âm lịch, 12 cai đám đưa Ông Voi đã được tắm rửa tới trước đình Trà Cỏ làm lễ tế thần linh và Ông Voi có thân hình đẹp, cao lớn nhất sẽ chiến thắng trong phần thi Ông Voi. Ông Voi chiến thắng sẽ vinh dự trở thành lễ tế thần linh.
  • Ngày mùng 1/6 là ngày chính hội sẽ tổ chức nghi lễ Nghinh Thần với nghi thức rước Thành Hoàng Làng từ đình Trà Cổ đến ngôi miếu lập trên bờ biển và sau đó trở về đình. Đây là tục lệ hi vọng các vị Thành hoàng che chở, phù hộ cho ngư dân được bình an, mạnh khỏe, đánh bắt thuận lợi, cầu cho mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, đầy ắp cá tôm. Tối ngày 1/6 là nghi lễ đóng cây Cai Đám, từ thời khắc này các ông Cai Đám phải ở tại đình để trông coi lễ hội.
  • Vào ngày mùng 2/6 âm lịch, gia đình 12 ông Cai Đám ở năm trước cùng nhau dâng lễ tế Thần, sau khi lễ tế kết thúc thì phân phát lễ vật cho người dân địa phương và du khách đến tham dự. Đến tối hôm ấy, tiến hành nghi lễ cất ông Cai Đám để chọn ra 12 ông Cai Đám trong lễ hội năm sau.
  • Lễ đưa cây đèn thần được tổ chức vào ngày mùng 3/6 âm lịch, cũng là nghi lễ cuối cùng của lễ hội. 12 ông Cai Đám có nhiệm vụ không được để đèn tắt, bởi ngọn đèn là biểu tượng của may mắn, cát lành.

4.2 - Phần hội

  • Sau khi kết thúc tất cả nghi lễ trang trọng, thiêng liêng tại lễ hội đình Trà Cổ, người dân địa phương và du khách có thể hòa mình vào không khí tươi vui, náo nhiệt của những chương trình văn nghệ và những trò chơi dân gian hấp dẫn như kéo co, thả diều, đi cà kheo, cờ tướng, chọi gà, cờ người...hay những tiết mục biểu diễn hát quan họ, hát chèo... Tất cả đều là những chương trình đặc sắc, mang đậm bản chất văn hóa của dân tộc Việt Nam.

5 - Một số lưu ý khi tham gia lễ hội đình Trà Cổ

Khi đến tham gia lễ hội đình Trà Cổ mọi người nên lưu ý những điều sau để có một chuyến đi thuận lợi và suôn sẻ.

  • Lễ hội đình Trà Cổ là lễ hội vô cùng trang trọng, linh thiêng, vì vậy khi đến tham gia lễ hội, dâng hương, du khách nên mặc trang phục kín đáo, trang nhã, tránh mặc những trang phục lòe loẹt, hở hang.
  • Để có thể tham gia vào những nghi lễ, những hoạt động tại lễ hội đình Trà Cổ trọn vẹn nên lựa chọn giày dép thoải mái, tránh bị đau chân.
  • Nên chuẩn bị vật phẩm cúng lễ trước để tránh việc thiếu sót hay gặp phải vấn nạn chặt chém giá cả.
  • Vào mùa hội chính, lễ hội đình Trà Cổ thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước, vì vậy du khách nên tự bảo quản tư trang của mình để tránh việc thất thoát tài sản.
  • Tránh nói những điều tục tĩu, mạo phạm thần linh.

6 - Kết luận

  • Lễ hội đình Trà Cổ từ lâu đã trở thành phong tục truyền thống và nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của ngư dân vùng biển Trà Cổ, Móng Cái, Quảng Ninh. Lễ hội không chỉ tôn vinh những giá trị văn hóa, tâm linh mà còn đề cao lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc và tinh thần đoàn kết của con người Việt Nam. Đồng thời nhắc nhở mỗi thế hệ mai sau cần biết gìn giữ, phát huy bản sắc dân tộc, những truyền thống quý báu của đất nước ta.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về lễ hội đình Trà Cổ. Cảm ơn qúy độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ