Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội lớn của Việt Nam thu hút đông đảo khách tham quan và Phật tử trên mọi miền đất nước. Tuy nhiên lễ hội chùa Hương diễn ra vào thời gian nào, có nguồn gốc và ý nghĩa ra sao, các nghi lễ chính là gì thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.
1 - Giới thiệu về chùa Hương
- Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Chùa Hương được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 15, cho đến thế kỷ 17 chùa mới thực sự đi vào hoàn thiện. Trong cuộc chiến Đông Dương, chùa Hương hoàn tooàn bị phá hủy và được xây dựng, cải tạo lại vào năm 1989.
- Năm 1467, trong một lần đi tuần thú, vua Lê Thánh Tông đã dừng chân tại nơi đây và đặt tên cho ngôi chùa là Thiên Trù. Những năm 1442-1497, những Phật tử đã phát hiện ra động Hương Tích và cho xây dựng thảo am Thiên Trù.
- Cho đến nay, chùa Hương đã trải qua biết bao đợt cải tạo, tu sửa lớn và trở thành một trong những ngôi chùa lớn của Đông Nam Á bao gồm những quần thể kiến trúc vô cùng lộng lẫy và tráng lệ.
2 - Lễ hội chùa hương
2.1 - Nguồn gốc lịch sử lễ hội chùa Hương
- Chùa Hương được biết đến có nguồn gốc gắn liền với phong tục thờ bà Chúa Ba. Tương truyền rằng, xưa kia có công chúa Diệu Thiện (Bà Chúa Ba) sau khi tu tập trở thành Phật, luôn giúp chúng sinh thoát khỏi cảnh lầm than. Ngày bà thành Phật rơi vào mùa xuân tiết trời ấm áp, khí hậu ôn hòa.
- Tháng 3/1777, Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm đã đi du ngoạn nhân gian và có lần nghé qua Trấn Sơn Nam. Chúa Trịnh Sâm đã vào thăm quan động Hương Tích và cho rằng đây là động đẹp nhất nước Nam. Từ đó, động Hương Tích ngày càng trở nên nổi tiếng và được biết đến là nơi vô cùng linh thiêng, nhân dân cả nước hàng năm thường đến đây để cầu an, cầu may mắn.
- Năm 1896, lễ hội chùa Hương trở thành lễ hội lớn thu hút sự quan tâm và đón nhận từ toàn thể tăng ni, Phật tử và du khách thập phương. Cho đến ngày nay, chùa Hương được công nhận là một trong những di sản văn hóa của thế giới.
2.2 - Ý nghĩa lễ hội chùa Hương
- Lễ hội chùa Hương là lễ khai xuân của năm mới, tất cả du khách trên mọi miền đất nước đều đến nơi đây thăm thú cảnh quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sông nước hữu tình và cầu may mắn, cầu bình an, cầu tài lộc cho bản thân và đại gia đình. Lễ hội chùa Hương là một lễ hội lớn, chứa đựng đầy ý nghĩa sâu sắc, mang đậm nét đẹp văn hóa, truyền thống và tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam ta.
- Thông qua phần nghi lễ tại chùa Hương, du khách có thể hiểu thêm về Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo. Ngoài ra còn nhấn mạnh tinh thần đoàn kết, sức mạnh và trái tim yêu thương của con người Việt Nam.
3 - Thời gian và địa điểm diễn ra lễ hội chùa Hương
- Lễ hội chùa Hương là lễ hội khá đặc biệt với người dân Việt Nam, bởi đây không chỉ là nơi linh thiêng mà còn có những cảnh vật vô cùng tươi đẹp, thơ mộng. Hàng năm có rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến thăm quan chùa Hương và hành hương cầu bình an và may mắn. Lễ hội chính được tổ chức tại Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Tâm điểm của chùa Hương là động Hương Tích (chùa Trong) là một nơi không thể bỏ qua khi đến thăm chùa Hương.
- Lễ hội chùa Hương kéo dài từ tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch hàng năm và ngày khai hội diễn ra vào ngày mùng 6 tháng Giêng. Hội chùa Hương được tổ chức vào tiết trời xuân trong lành, ấm áp vì vậy nhận được sự quan tâm từ đông đảo du khách thập phương.
4 - Nghi lễ tại hội chùa Hương
4.1 - Phần lễ
- Nghi thức khai sơ: Đây là nghi thức được diễn ra vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm. Vào ngày này, ban tổ chức lễ hội sẽ dâng hương hoa lễ vật để tế lễ thần linh.
- Nghi thức dâng hương: Sau khi kết thúc nghi lễ khai sơ, người dân và khách tham quan sẽ bắt đầu dâng hương. Lễ vật bao gồm vàng hương, hoa quả, bánh kẹo, trầu cau (lễ chay). Chùa Hương là nơi vô cùng linh thiêng vì vậy hàng năm nhân dân cả nước thường đến đây để cầu lộc, cầu tài cầu bình an.
4.2 - Phần hội
- Phần hội của chùa Hương vô cùng độc đáo và hấp dẫn, bao gồm những trò chơi dân gian và những tiết mục văn nghệ đặc sắc như chèo thuyền, hát chầu văn, hát chèo, leo núi và ngồi thuyền để ngắm cảnh non nước tại chùa Hương.
5 - Những điểm du lịch hấp dẫn tại chùa Hương
5.1 - Bến Đục chùa Hương
- Bến Đục là địa điểm đầu tiên khi tới tham quan chùa Hương. Điểm hấp dẫn của Bến Đục là du khách có thể ngồi thuyền để ngắm cảnh non nước hữu tình, chiêm ngưỡng những cảnh đẹp nên thơ của nơi đây.
5.2 - Suối Yến chùa Hương
- Đến với suối Yến bạn có thể chiêm ngưỡng những đồng lúa xanh ngát, những ngọn núi hùng vĩ đẹp đến nao lòng. Ngoài ra còn có thể nhìn thấy núi Phượng Hoàng, núi Đôi Chèo.
5.3 - Đền Trình chùa Hương
- Đền Trình còn được biết đến với tên Đền Thượng Quan được xây dựng dưới chân núi Ngũ Nhạc, đây là điểm dừng chân đầu tiên khi đến dâng hương lại chùa Hương.
5.4 - Động Long Vân
- Du khách có thể đến động Long Vân sau khi đi qua chùa Long Vân. Đây là nơi vô cùng mát mẻ, trong lành với những cảnh vật đẹp mắt và độc đáo.
5.5 - Động Tuyết Sơn
- Động Tuyết Sơn có vị trí ở giữa núi, tuy nhiên đổi lại đường đến động lại rất dễ đi và không có bất kỳ cản trở nào.
5.6 - Động Hương Tích
- Động Hương Tích được cho là trung tâm của chùa Hương. Động Hương Tích được cho là động đẹp nhất tại nơi đây.
5.7 - Chùa Thiên Trù
- Chua Thiên Trù hay còn được gọi là chùa Ngoài hay Bếp trời. Tại nơi đây diễn ra lễ khai mạc của lễ hội chùa Hương. Chùa Thiên Trù nổi tiếng là nơi vô cùng linh thiêng, trong chùa là Bảo tháp Viên Công nơi thờ cúng của thiền sư Viên Quang.
5.8 - Chùa Bảo Đài
- Chùa Bảo Đài nằm ở dưới chân núi, có kiến trúc vô cùng độc đáo và đặc sắc.
5.9 - Chùa Giải Oan
- Chùa Giải Oan nằm trên đường đến động Hương Tích, đây là ngôi chùa có vẻ đẹp đặc biệt, đem đến cho du khách cảm giác thật yên bình, tĩnh lặng.
5.10 - Chùa Thanh Sơn
- Chùa Thanh Sơn là điểm dừng chân rất đẹp, có thể đến đây từ sông hoặc núi. Cảnh đẹp tại chùa Thanh Sơn khiến tất cả mọi người đều phải trầm trồ, thốt lên khi lần đầu nhìn thấy.
5.11 - Hang Sũng Sàm
- Hang Sũng Sàm có độ cao hơn 100m là một trong những hang động đẹp bao gồm những cảnh nên thơ trữ tình, quả là một tuyệt tác của thiên nhiên ban tặng.
6 - Những món quà, đặc sản tại hội chùa Hương
Tại chùa Hương có rất nhiều món ăn, đặc sản, vì vậy khi đến nơi đây du khách có rất nhiều lựa chọn trong việc mua về tặng quà cho bạn bè, người thân.
- Rau sắng: Đây là một loại rau được cho là đặc sản của vùng núi Bắc Bộ thường dùng để nấu canh.
- Quả mơ: Mơ được trồng ở những khu vực sườn núi hay trong rừng. Mơ được bán tại chùa Hương có vị chua, quả nhỏ, du khách có thể mua về để ngâm nước uống.
- Chè lam: Đây là một loại bánh được làm từ bột nếp, gừng và đường, có vị ngọt thanh, ăn dẻo dai, là món ăn không thể bỏ qua khi đến chùa Hương.
- Bánh củ mài: Bánh củ mài được cho là món bánh truyền thống tại nơi đây, có vị ngọt nhẹ, dễ ăn.
7 - Kinh nghiệm đi chùa Hương
7.1 - Thời gian hợp lý để thăm chùa Hương
Chùa Hương mở cửa quanh năm vì vậy du khách có thể đến đây vào bất kỳ thời điểm nảo. Mỗi mùa du lịch chùa Hương đều có những vẻ đẹp ấn tượng và độc đáo.
- Từ tháng 1 đến tháng 4 âm lịch: Thời điểm này là lễ hội chính của chùa Hương, vì vậy có rất nhiều khách tới tham quan. Vì vậy khi đến vào thời điểm này, bạn sẽ được tận hưởng không khí vui tươi, náo nhiệt của ngày hội năm mới.
- Từ tháng 5 đến tháng 9: Đây là lúc hoa gạo bên bờ suối Yến rực đỏ, du khách có thể đi thuyền, ngắm cảnh đẹp quyến rũ và lãng mạn.
- Từ tháng 10 đến tháng 12: Thời điểm này là khoảng thời gian hoa súng bắt đầu nở, xa xa là cánh đồng lau trắng tạo nên khung cảnh thơ mộng và đặc sắc.
7.2 - Giờ mở cửa
- Chùa Hương mở cửa từ 5 giờ sáng đến 17 giờ chiều. Vì vậy khi tới đây du khách hãy sắp xếp thời gian hợp lý để có thể đi thăm hết những cảnh đẹp tại chùa Hương.
7.3 - Giá vé
- Giá vé tham quan cảnh vật chùa Hương là 80000 đồng và vé đò 50000 đồng đối với người lớn. Đặc biệt trẻ em có chiều cao dưới 1,1 mét và thương binh sẽ được miễn phí.
- Giá vé cáp treo cho người lớn là 120000 đồng đối với 1 lượt đi, còn nếu mua vé khứ hồi chỉ còn 180000 đồng.
- Giá vé cáp treo cho trẻ em là 90000 đồng đối với 1 lượt đi, còn nếu mua vé khứ hồi chỉ còn 120000 đồng.
8 - Những điều lưu ý khi đi chùa Hương
Khi đi chùa Hương du khách hãy chú ý những điều sau đây để có một chuyến đi suôn sẻ, thuận lợi:
- Nên mặc trang phục chỉnh tề, trang nghiêm, kín đáo, tránh ăn mặc hở hang hay những bộ trang phục có màu sắc sặc sỡ bởi chùa Hương là nơi vô cùng linh thiêng.
- Đến chùa Hương có thể bạn sẽ phải đi bộ quãng đường dài hay leo núi, vì vậy nên chọn giày dép thoải mái, có chất liệu dễ chịu.
- Khi bắt đầu bước vào điện thờ tại chùa, không nên đi từ cửa chính giữa mà nên bước vào cửa bên.
- Không nên thắp qúa nhiều hương, chỉ cần thắp 1 nén hương ở phía ngoài, đặc biệt chỉ cần thành tâm là mọi ước nguyện và lời thỉnh cầu sẽ linh ứng.
- Không nên mua những loài thịt thú hay những con vật được bán bên ngoài chùa, bởi có thể đây là động vật bị săn bắt trái phép.
- Nên chuẩn bị lễ vật tươm tất, đầy đủ, không nên quá sơ sài thiếu thốn, và lễ vật là lễ chay không nên cúng lễ mặn, tránh việc sát sinh.
- Khi mua quà bánh nên kiểm tra kỹ chất lượng, ngày sản xuất và cơ sở sản xuất.
- Tránh nói tục, nói những lời thất kính với thần linh.
- Không nên đi vào thời gian cao điểm, bởi có thể sẽ rất đông, tạo nên khung cảnh chen lấn, xô đẩy.
- Nên bảo quản hành lý, tư trang của mình để tránh bị móc túi hay gặp kẻ gian.
- Tránh vứt rác bừa bãi, cần giữ gìn và bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp tại chùa Hương.
9 - Kết luận
- Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất của Việt Nam. Chùa Hương không chỉ là nơi có cảnh đẹp thơ mộng, trữ tình, bao gồm những cảnh hùng vĩ, tráng lệ mà thiên nhiên ban tặng, mà còn là nơi vô cùng linh thiêng. Vì vậy hàng năm có rất nhiều du khách thập phương đến đây để cầu tài lộc, cầu may mắn, cầu bình an cho bản thân và đại gia đình.
Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về lễ hội chùa Hương. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!