Lễ hội Cổ Loa là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất tại miền Bắc, Việt Nam được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ công lao dựng nước của vua An Dương Vương. Tuy nhiên nguồn gốc lịch sử lễ hội Cổ Hoa thế nào, có ý nghĩa ra sao, bao gồm những nghi lễ nào thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.
1 - Giới thiệu thành Cổ Loa
- Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền. Thành Cổ Loa thuộc địa phận xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Thành Cổ Loa là tòa thành cổ nhất của lịch sử nước ta được xây dựng một cách quy mô với việc tận dụng những đồi, gò và ưu thế của tự nhiên. Ban đầu Thành Cổ Loa được xây chủ yếu bằng đất, sau đó dần dần con người biết tận dụng đá và gốm để giúp tòa thành kiên cố hơn.
1.1 - Giá trị của thành Cổ Loa
Thành Cổ Loa được xem là đô thị đầu tiên trong lịch sử của dân tộc mang nhiều ý nghĩa lớn về mặt quân sự, xã hội và văn hóa nước ta, gắn liền với công cuộc dựng nước và giữ nước.
- Quân sự: Thành Cổ Loa được cho là căn cứ quan trọng trong việc đánh bại những quân xâm lược, một phần cho địa hình thuận lợi bao gồm những bức thành vững chắc cùng các hào, ụ, lũy. Nơi đây còn là nơi nhà Vua, trọng thần quan trọng của triều đình lui tới. Đặc biệt thành Cổ Loa là sự kết hợp giữa thuỷ binh và bộ binh do có vị trí đỉnh tam giác của sông Hồng, thuận tiện cho việc phối hợp chiến đấu.
- Xã hội: Vào thời kỳ phong kiến, thành Cổ Loa là nơi vua chúa sinh sống, được cho là tòa thành nguy nga, tráng lệ nhất thời đó, khác biệt rõ rệt so với cuộc sống nhân dân bên ngoài. Vua chúa được bảo vệ nghiêm ngặt và có cuộc sống vương giả trong thành Cổ Loa.
- Văn hóa: Thành Cổ Loa là kinh đô đầu tiên của Việt Nam với những kiến trúc vô cùng độc đáo. Hiện nay thành Cổ Loa đã được công nhận là một di sản văn hóa và di tích quốc gia gắn liền với những kỹ thuật xây dựng, nền văn hóa của thời Âu Lạc.
2 - Lễ hội Cổ Loa
2.1 - Nguồn gốc ra đời
- Thành Cổ Loa ra đời từ thời vua An Dương Vương với bao câu chuyện lịch sử hào hùng của non sông nước Nam. Tại thành Cổ Loa hiện đang giữ rất nhiều những đồ vật, văn hóa từ thời đầu dựng nước. Có tài liệu ghi lại rằng, ngày mùng 6 tháng Giêng, vua An Dương Vương chính thức chuyển tới thành Cổ Loa, đánh dấu sự hình thành của nhà nước Âu Lạc. Từ đó đến nay, đúng ngày mùng 6 tháng Giêng, người dân nơi đây tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công lao dựng nước của vua An Dương Vương.
- Thành Cổ Loa còn là di tích gắn liền với câu chuyện lịch sử công chúa Mỵ Châu vì tình yêu nên đã vô tình làm mất nước. Tuy nhiên thành Cổ Loa vẫn luôn là một trong những giá trị văn hóa đáng tự hào và trân trọng.
2.2 - Ý nghĩa lịch sử
- Lễ hội Cổ Loa được tổ chức để tưởng nhớ công lao của vua An Dương Vương và những vị anh hùng có công lớn trong việc dựng nước và giữ nước. Đồng thời còn giúp mỗi người dân Việt Nam hiểu thêm về những nét đẹp văn hóa, lịch sử, củng cố thêm tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước.
- Bên cạnh đó, việc tham gia lễ hội Cổ Loa giúp mỗi con người có thể hòa mình vào không khí vui tươi, náo nhiệt, biết thêm về những nghi lễ, được trải nghiệm những trò chơi dân gian thú vị, bổ ích. Đặc biệt còn là dịp quảng bá những giá trị văn hóa, di tích lịch sử của Việt Nam đến với thế giới.
3 - Thời gian và địa điểm diễn ra lễ hội Cổ Loa
- Lễ hội Cổ Loa được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 6 tháng Giêng. Đây là khoảng thời gian tiết trời xuân ấm áp, trong lành, người dân 8 xã là Đài Bi, Sàn Dã, Cầu Cả, Mạch Tràng, Văn Thượng, Thư Cưu, Cổ Loa, Xép cùng nhau tổ chức lễ hội Cổ Loa. Có lẽ đây là thời gian đầu xuân năm mới, vì vậy có rất nhiều du khách từ mọi miền Tổ quốc đến đây chung vui và hòa mình vào không khí náo nhiệt của ngày hội. Lễ hội Cổ Loa diễn ra từ ngày mùng 6 đến ngày 18 tháng Giêng.
- Lễ hội Cổ Hoa diễn ra tại huyện Đông Anh, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 17 km. Hiện nay, có rất nhiều tuyến xe bus di chuyển tới đây hàng ngày, vì vậy không những giúp du khách dễ dàng tới tham quan mà còn tiết kiệm khá nhiều chi phí.
4 - Lễ hội Cổ Loa diễn ra thế nào?
4.1 - Phần lễ
- Lễ rước kiệu vào đền An Dương Vương: Sáng sớm ngày mùng 6 tháng Giêng, đoàn khiêng kiệu tiến hành rước kiệu vào đền An Dương Vương. Đòan khiêng kiệu mặc lễ phục vô cùng trang trọng rước kiệu đi quanh làng. Đường phố lúc này ngập tràn cờ hoa, cùng sự tham gia náo nhiệt của người dân và du khách thập phương. Sau khi lễ tế kết thúc, người dân bắt đầu được tiến vào đên để dâng hương.
- Lễ rước thần: Đội tế của 8 làng mặc lễ phục rước kiệu, phía trước là những chức sắc, trai đinh khiêng long đình. Đoàn rước kiệu bắt đầu từ đền Thượng đến đình Ngự Triều. Phía sau mỗi kiệu là đoàn múa cầm hoa, cầm cờ vô cùng hoành tráng. Sau khi tới làng Cổ Loa, các kiệu của làng khác quay về, còn kiệu làng Cổ Loa tiến vào trong đình Ngự Triều để làm lễ tế.
4.2 - Phần hội
- Sau khi kết thúc phần lễ, tất cả mọi người đều hướng tới địa điểm tổ chức các hoạt động nghệ thuật của lễ hội Cổ Loa như múa rối nước, hát quan họ, hát giao duyên. Ngoài ra khán giả còn được thưởng thức màn biểu diễn kịch tái hiện lại cảnh Mị Châu, Trọng Thủy khiến dân chúng rơi vào cảnh lầm than.
- Hay dân lành, du khách có thể tham gia vào những trò chơi dân gian vô cùng vui nhộn, hấp dẫn được tổ chức tại nơi đây với trò chơi cờ người, đấu vật và đặc biệt là trò chơi bắn nỏ. Tất cả những trò chơi đều là nét văn hóa đặc trưng của dân tộc, đem đến cho mọi người nhiều trải nghiệm thú vị và hấp dẫn.
5 - Những địa điểm tham quan tại Thành Cổ Loa
Khi đến với lễ hội thành Cổ Loa, du khách không chỉ được hòa mình vào không khí vui tươi, náo nhiệt của hội sắc xuân, mà còn có cơ hội tham quan, chiêm ngưỡng những di tích lịch sử cổ kính, mang đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
5.1 - Đền Thượng
- Đền Thượng còn được biết đến với tên gọi đền An Dương Vương, có vị trí trung tâm của thành Cổ Loa. Phía trong là bức tượng An Dương Vương và 2 chiến mã cùng những đồ vật quý giá được lưu truyền từ bao đời nay. Cổng đền Thượng là hình ảnh 2 con rồng được làm bằng đá được điêu khắc dựa theo những hoa văn, đường nét của nhà Lê.
5.2 - Mộ Mị Châu
- Mộ Mị Châu cũng là điểm đến hút khách du lịch với vị trí ở phía sau cây đa cổ thụ. Theo tương truyền rằng, xưa kia dân chúng tìm thấy hòn đá hình người không có đầu trôi đến gần gốc đa, người dân cho rằng đây chính là Mị Châu vì vậy đã lập am thờ Mị Châu. Mặc dù nàng được cho là tội đồ của dân tộc, tuy nhiên cũng giúp con người rút ra được nhiều bài học cho bản thân.
5.3 - Đền thờ ông Cao Lỗ
- Cao Lỗ là người đã phát minh ra nỏ Liên Châu, loại vũ khí được sử dụng nhiều trong thời kỳ đầu chống giặc ngoại xâm. Đồng thời, ông là người có công lớn trong việc xây thành Cổ Loa.
6 - Kết luận
- Lễ hội Cổ Loa là một trong những lễ hội truyền thống lớn của huyện Đông Anh, Hà Nội được diễn ra vào dịp đầu xuân năm mới hàng năm. Đây không chỉ là lễ hội nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết, gắn bó của người dân địa phương mà còn nhằm quảng bá những nét văn hóa truyền thống, những hình ảnh đẹp của Hà Nội và những danh lam thắng cảnh của đất nước Việt Nam.
Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về lễ hội Cổ Loa. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!