Tết Hàn Thực

Tết Hàn Thực là một trong những ngày lễ truyền thống của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông. Tuy nhiên Tết Hàn Thực là ngày gì, có nguồn gốc thế nào, ý nghĩa ra sao thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Tết Hàn Thực là gì?

  • Tết Hàn Thực là ngày lễ truyền thống của một số quốc gia phương Đông diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm. Được biết Tết Hàn Thực chủ yếu phổ biến tại Trung Quốc và khu vực miền Bắc Việt Nam và dân tộc người Hoa.

  • Theo phiên âm Hán Việt: "Hàn" có nghĩa là lạnh, "Thực" là thức ăn, đồ ăn, "Hàn Thực" có nghĩa là thức ăn đã nguội. Vào ngày này mọi gia đình sẽ cùng nhau làm bánh trôi, bánh chay để cúng ông bà gia tiên.

2 - Nguồn gốc Tết Hàn Thực

  • Tết Hàn Thực được bắt nguồn từ Trung Hoa cổ đại, dần du nhập vào Việt Nam và trở thành ngày lễ truyền thống của dân tộc ta. Xưa kia trong thời kỳ nước Tấn loạn lạc chống giặc trong, thù ngoài, vua nước Tấn phải chạy sang nước khác lánh nạn. Trên đường đi, tình cờ gặp hiền sĩ Giới Tử Thôi và nguyện đi theo phò tá nhà vua, giúp vua giành lại độc lập. Thậm chí, khi lương thực cạn kiệt, để tỏ lòng tận trung, tận nghĩa, Giới Tử Thôi không màng hi sinh thân mình, tự tay cắt miếng thịt để nấu dâng lên nhà vua. Nghe chuyện, vua Tấn vô cùng cảm động và nguyện ghi nhớ công ơn của hiền sĩ.

  • Sau khi nước Tấn đại thắng, vua ban thưởng cho tất cả vị đại thần có công với đất nước song lại quên mất Giới Tử Thôi. Chàng cũng không hề oán giận, đưa mẹ hồi hương ở ẩn nhưng do nhà vua muốn triệu hồi Giới Tử Thôi quay về kinh nên đã sai lính đốt rừng để ông quay lại.
  • Vì là người cương trực, không màng danh lợi nên Giới Tử Thôi và mẹ đều chết cháy trong rừng. Vua Tấn vô cùng hối hận, đã lập đền thờ Giới Tử Thôi và hạ lệnh vào ngày giỗ của ông ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm toàn dân cấm lửa, ăn uống cũng chỉ ăn đồ ăn đã nguội.

3 - Ý nghĩa của Tết Hàn Thực

  • Tết Hàn Thực du nhập với Tết bánh trôi, bánh chay ở Việt Nam và trở thành nét văn hóa tín ngưỡng riêng biệt của dân tộc ta qua bao đời nay. Ngày Tết Hàn Thực là ngày con cháu bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đến những bậc ông bà, cha mẹ đã có công sinh thành, dưỡng dục.
  • Vào ngày Tết Hàn Thực, tất cả thành viên trong gia đình cùng quây quần, sum họp làm bánh trôi, bánh chay để dâng lên ông bà, tổ tiên, cầu sức khỏe, cầu bình an, cầu may mắn. Đây là khoảnh khắc mà gia đình được hạnh phúc, sum vầy bên nhau, cùng hàn huyên, ôn lại những kỉ niệm cũ.

  • Bánh trôi, bánh chay trong ngày Tết Hàn Thực là món ăn gắn liền với hình ảnh con người, những nét đẹp lao động của dân tộc Việt Nam. Từ đó đi vào thơ ca, mang đậm nét văn hóa truyền thống, đại diện cho người phụ nữ Việt Nam trung hậu, đảm đang, kiên cường, mạnh mẽ, dù ở trong hoàn cảnh nào vẫn giữ được tấm lòng son.

4 - Tục lệ Tết Hàn Thực ở Việt Nam

4.1 - Phong tục ăn bánh trôi, bánh chay của người Việt

  • Vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm, mọi gia đình đều làm bánh trôi, bánh chay để dâng lên ông bà, tổ tiên. Phong tục này bắt nguồn từ thời vua Lê Trung Hưng, bởi có nhiều tài liệu ghi chép rằng đúng ngày mùng 3/3 nhân dân đất Việt đều làm bánh trôi. 
  • Bánh trôi, bánh chay là món ăn truyền thống thể hiện được tinh thần, những nét văn hóa đặc trưng mang đậm dấu ấn của người Việt với những tinh hoa đất Việt là gạo nếp. Gạo nếp được cho là hạt ngọc của thiên nhiên, là kết tinh của trời đất, âm dương, thể hiện được tinh hoa ẩm thực và là đại diện cho sự phát triển của nền văn minh lúa nước.

4.2 - Tục ăn bánh cuốn

  • Ngoài ra, một số địa phương ở các tỉnh miền Bắc còn làm món bánh cuốn để cúng ngày Tết Hàn Thực. Bởi bánh cuốn cũng là một món ăn nguội, được làm từ gạo tẻ, một trong những nguyên liệu dễ tìm, dễ làm, gắn liền với cuộc sống, văn hóa và truyền thống của con người Việt Nam.

5 - Ý nghĩa của bánh trôi, bánh chay trong Tết Hàn Thực

Bánh trôi, bánh chay đều là những món ăn truyền thống, mang đậm nét đẹp văn hóa, tâm linh và ý nghĩa tinh thần to lớn đối với mỗi người dân đất Việt.

5.1 - Món ăn truyền thống

  • Bánh trôi, bánh chay là món ăn truyền thống có lích sử từ bao đời nay, gắn liền với những sự kiện lớn của dân tộc, ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, thiêng liêng đối với con người Việt Nam. Bánh trôi, bánh chay được làm từ gạo nếp, là tinh hoa của văn hóa Việt Nam.

5.2 - Liên tưởng đến truyền thuyết về lịch sử dân tộc

  • Những viên bánh trôi, bánh chay tròn trịa, đầy đặn được xếp cùng nhau khiến chúng ta liên tưởng đến sự tích: "Mẹ Âu Cơ và bọc trăm trứng". Hình ảnh này không chỉ thể hiện được lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc mà còn hướng đến ước muốn cùng nhau xây dựng, giữ gìn non sông, đất nước Việt Nam tươi đẹp, hào hùng và ấm no, hạnh phúc.

5.3 - Ý nghĩa về phong thủy, âm dương

  • Bánh trôi, bánh chay có vỏ ngoài màu trắng, nhân đậu xanh màu vàng cho thấy sự hòa hợp trong âm dương, ngũ hành, sự giao thoa của trời và đất, của thiên nhiên và con người. Ngoài ra, một số nơi còn cúng bánh trôi, bánh chay ngũ sắc, mang đầy đủ sắc màu của ngũ hành phong thủy.

5.4 - Đại diện cho lòng chung thủy, sắt son của người phụ nữ Việt Nam

  • Không ngẫu nhiên mà bánh trôi đi vào thơ ca, văn học, bởi bánh trôi đại diện cho sự mạnh mẽ, đảm đang, kiên cường bất khuất của người phụ nữ Việt Nam. Dù ở trong hoàn cảnh nào vẫn hiên ngang, rắn rỏi, một lòng chung thủy, sắt son.

6 - Mâm cúng trong ngày Tết Hàn Thực

  • Vào mỗi dịp Tết Hàn Thực, mỗi người, mỗi nhà đều sắm sửa, chuẩn bị hương hoa lễ vật để dâng lên ông bà, tổ tiên và các vị thần linh. Đặc biệt là món bánh trôi, bánh chay là 2 món bánh truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ gia đình.
  • Mâm cỗ cúng ngày Tết Hàn Thực thường là lễ chay bởi theo truyền thuyết thì ngày này kiêng sát sinh và cấm lửa. Mặc dù Việt Nam không theo tục cấm lửa nhưng vẫn hạn chế tình trạng sát sinh, cúng cỗ mặn. Mâm cỗ bao gồm: Bánh trôi, bánh chay, trái cây, hoa tươi, trầu cau, tiền vàng hương.

  • Theo quan niệm từ xa xưa, số lượng bánh trôi, bánh chay trong bát nên là 3, 5, 7, 9 viên, và số bát đặt trên mâm cũng là số lẻ bởi điều đó sẽ mang lại may mắn, cát lành cho gia chủ.

7 - Sự khác biệt trong ngày Tết Hàn Thực giữa Việt Nam và Trung Quốc

Ngày Tết Hàn Thực tại Việt Nam và Trung Quốc cũng đều có những sự khác biệt. Bởi mặc dù Tết Hàn Thực ở Việt Nam được bắt nguồn từ Trung Quốc, song trải qua nhiều năm một số phong tục cũng dần thay đổi để phù hợp với văn hóa người Việt.

  • Tại Việt Nam, ngày Tết Hàn Thực mùng 3 tháng 3 âm lịch được gộp chung với ngày Tết bánh trôi để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với những người đã khuất.
  • Ở Trung Quốc, ngày Tết Hàn Thực tất cả gia đình đều tuân thủ tục lệ cấm lửa, không nấu ăn, không ăn đồ ăn nóng vào ngày này và người dân đều tập trung tham gia những hoạt động vui chơi, lễ hội. Còn ở Việt Nam mọi họat động sinh hoạt, nấu nướng vẫn được diễn ra bình thường và không có lệ cấm lửa.

8 - Những điều kiêng kỵ trong Tết Hàn Thực

Trong ngày Tết Hàn Thực nên lưu ý những điều sau để luôn có cuộc sống bình an, may mắn, cũng như hạn chế được những điều xui xẻo và vận hạn khó lường.

  • Kiêng không đốt lửa, nấu cơm (Đối với Trung Quốc).
  • Mâm lễ cúng nên chuẩn bị đầy đủ, tươm tất, không nên quá sơ sài, thiếu thốn, đặc biệt chỉ nên cúng chay, không nên cúng lễ mặn.
  • Tránh việc cãi vã, mâu thuẫn và xích mích trong ngày Tết Hàn Thực.
  • Tránh sát sinh vào ngày Tết Hàn Thực.
  • Kiêng làm cỗ lớn, linh đình, bởi ngày này chỉ nên làm bữa cơm đầm ấm trong gia đình.
  • Không nên chuyển nhà, về nhà mới vào ngày Tết Hàn Thực.

9 - Kết luận

  • Tết Hàn Thực là ngày lễ lớn, có ý nghĩa sâu sắc đối với dân tộc Việt Nam. Đây là ngày lễ hướng về cội nguồn, quê hương, đất nước, là ngày mọi thành viên trong gia đình được đoàn viên, quây quần bên nhau, cùng nhau làm món ăn truyền thống để dâng lên ông bà, tổ tiên và các vị thần linh, cầu cho bản thân và gia đình luôn được bình an, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về ngày Tết Hàn Thực. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ