Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)

Hội Gò Đống Đa là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc, mang đậm nét văn hóa của người dân Hà Nội. Vậy lễ hội Gò Đống Đa diễn ra vào thời gian nào, có nguồn gốc và ý nghĩa ra sao thì không hẳn ai cũng rõ. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Gò Đống Đa

  • Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.

  • Rạng sáng ngày mùng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu 1789, quân Tây Sơn đã anh dũng vùng lên khởi nghĩa, quét sạch quân xâm lược ra khỏi sông núi nước Nam. Trận đánh lịch sử dưới sự dẫn dắt của Đô Đốc Đặng Văn Long cùng sự hưởng ứng của toàn dân Khương Thượng. Trước sự đồng lòng của quân và dân, dân ta đã đánh bại quân nhà Thanh, tướng địch Sầm Nghi Đống sợ hãi tự tử tại núi Ốc. Từ đó trở đi, Gò Đống Đa đã trở thành một di lích lịch sử của dân tộc Việt Nam, gợi nhớ đến những chiến công vang dội, những tinh thần quả cảm của toàn dân Việt Nam.

2 - Lịch sử Gò Đống Đa

  • Tháng 10/1788, nhà Thanh xâm lược nước ta, một phần muốn thôn tính nhân dân Đại Việt, phần khác là nghe lời thỉnh cầu của Lê Chiêu Thống. Lúc này nước ta phải đối mặt với cảnh thù trong, giặc ngoài, tình hình vô cùng rối ren. Ngày 25/11/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu Quang Trung, bắt đầu dựng cờ khởi nghĩa. 
  • Rạng sáng ngày mùng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu, quân và dân ta cùng hợp lực đánh tan đồn Khương Thượng của địch. Sau chiến thắng này, đại quân của vua Quang Trung đã tiến vào thành Thăng Long. Hầu hết các quân của nhà Thanh đều bị tiêu giệt, người chết, người trốn chạy. Vua Quang Trung đã phái người thu xác quân địch vùi xuống hố, những thây xác nhiều đến nỗi tạo thành gò nhô cao lên, vì vậy tên Gò Đống Đa bắt đầu ra đời. 

  • Năm 1851, nước ta đào đất mở đường và đào lên rất nhiều hài cốt chồng chéo lên nhau, sau đó tất cả đều được chuyển đến núi Xưa. Năm 1890, thực dân Pháp tiến vào nước ta xây dựng các cơ sở, căn cứ, vì vậy hầu hết các gò đều bị san bằng chỉ còn lại duy nhất Gò Đống Đa.

3 - Lễ hội Gò Đống Đa

3.1 - Nguồn gốc ra đời lễ hội Gò Đống Đa

  • Gò Đống Đa gắn liền với sự kiện lịch sử của dân tộc Việt Nam, trong trận đánh bại quân Thanh xâm lược. Chiến thắng đó diễn ra vào rạng sáng ngày mùng 5 tháng Giêng. Từ đó trở đi, để tưởng nhớ những chiến công của những anh hùng dân tộc, của vua Quang Trung, của quân và dân không ngại hi sinh thân mình để giành lại độc lập, tự do, sự tự tôn của dân tộc, người dân nơi đây đã tổ chức lễ hội Gò Đống Đa.

3.2 - Ý nghĩa lễ hội Gò Đống Đa

  • Lễ hội Gò Đống Đa là một trong những lễ hội lớn của toàn dân tộc Việt Nam, tái hiện lại chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Hội Gò Đống Đa không chỉ giúp mỗi người dân Việt Nam ghi nhớ công ơn đến vua Quang Trung, đến những vị anh hùng dân tộc mà còn truyền tải những nét đẹp văn hóa, những truyền thống vẻ vang, những trang sử hào hùng của dân tộc ta. 
  • Hội Gò Đống Đa được tổ chức nhằm khắc sâu vào tư tưởng mỗi thế hệ trẻ, mỗi người dân đất Việt tinh thần quật cường, không ngại khó ngại khổ, dù ở trong hoàn cảnh nào vẫn phải luôn ngẩng cao đầu, tự tin, quyết thắng. Đồng thời răn đe mỗi người không nên làm những việc sai trái, trái lương tâm, trái đạo đức.
  • Ngoài ra, chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa còn là biểu tượng của tinh thần yêu nước. Tham gia lễ hội, không chỉ bày tỏ tình yêu dân tộc, yêu quê hương mà còn có thể biết đến những sự kiện lịch sử, những chiến công của ông cha ta mà còn có được những trải nghiệm thú vị, hữu ích qua các tiết mục biểu diễn, những trò chơi dân gian đặc sắc.

4 - Thời gian, địa điểm tổ chức hội Gò Đống Đa

  • Lễ hội Gò Đống Đa là một nghi lễ truyền thống diễn ra vào ngày mùng 5 tháng Giêng hàng năm tại gò Đống Đa, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những lễ hội truyền thống văn hóa lớn nhất cả nước.
  • Hàng năm, có hàng nghìn du khách thập phương tới tham gia vào lễ hội, hòa mình vào không khí vui tươi, rộn rã của nơi đây. Hội Gò Đống Đa không chỉ là buổi du xuân đầu năm mà còn là một buổi lễ trang trọng và đầy ý nghĩa.

5 - Các nghi lễ trong hội Gò Đống Đa

5.1 - Phần lễ

  • Lễ tế và rước kiệu: Rạng sáng mùng 5 tháng Giêng, người dân nơi đây đã cùng nhau chuẩn bị, sửa soạn cẩn thận để buổi tế lễ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Lễ rước kiệu bắt đầu khởi hành từ Khương Thượng đến Đống Đa với sự tham gia của đông đảo nhân dân địa phương và du khách trong và ngoài nước.
  • Lễ dâng hương và đọc diễn văn: Sau khi lễ tế và rước kiệu kết thúc, quay trở về Gò Đống Đa, các bô lão sẽ tiến hành lễ dâng hương, đọc diễn văn để tưởng nhớ những công lao của các anh hùng dân tộc.
  • Lễ cầu siêu: Đây là một nghi lễ vô cùng trang trọng, linh thiêng. Xưa kia trong những trận chiến, rất nhiều anh hùng, chiến sĩ đã hi sinh để đổi lại hòa bình, tự do cho dân tộc. Vì vậy, vào buổi chiều mùng 5 sẽ diễn ra lễ cầu siêu tại chùa Bộc và chùa Đông Quang. Ngoài ra, còn làm lễ cầu siêu cho những kẻ thù đã bỏ mạng nơi đây, điều này thể hiện tấm lòng nhân hậu, khoan dung của người dân đất Việt.

5.2 - Phần hội

  • Múa hát và diễn kịch: Đây là một trong những nét độc đáo và ý nghĩa nhất của hội Gò Đống Đa. Phần trình diễn này tái hiện lại những trang sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc, truyền tải những thông điệp sâu sắc về tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước.
  • Đấu võ: Những võ sĩ sẽ có những màn đấu võ vô cùng đẹp mắt với những môn võ cổ truyền dân tộc. Đồng thời điểm nhấn của trò đấu võ này là sự tham dự của cả võ sĩ nam và nữ, cho thấy sự công bằng, bình đẳng và tài năng của người Việt Nam.
  • Những trò chơi dân gian: Chọi gà, cờ người, kéo co, những màn biểu diễn làm tò he, bong bóng....

6 - Kết luận

  • Hội Gò Đống Đa là một trong những lễ hội truyền thống ý nghĩa, mang đậm nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam. Thông qua lễ hội, mỗi con người có thể biết được những trang sử hào hùng của dân tộc, từ đó thúc đẩy tinh thần đoàn kết, lòng tự tôn dân tộc và tình yêu nước của mỗi người dân đất Việt.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về hội Gò Đống Đa. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

 

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ