Lễ hội cúng Biển Mỹ Long là một trong những lễ hội truyền thống lớn của vùng đất ven biển tỉnh Trà Vinh. Tuy nhiên nguồn gốc lễ hội cúng Biển Mỹ Long thế nào, có ý nghĩa ra sao, bao gồm những hoạt động nào thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.
1 - Lễ hội cúng Biển Mỹ Long
- Lễ hội cúng Biển Mỹ Long hay còn được biết đến với tên gọi lễ hội Nghinh ông hay lễ Tế Của Nam Hải, là lễ hội truyền thống gắn liền với văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của ngư dân vùng biển Mỹ Long, Trà Vinh. Lễ cúng biển là ngày lễ đặc biệt thiêng liêng đối với nhân dân vùng biển Mỹ Long, đồng thời là một lễ hội văn hóa lớn của vùng Tây Nam Bộ.
1.1 - Nguồn gốc lễ hội cúng Biển Mỹ Long
- Trước đây thị trấn Mỹ Long được biết đến với tên gọi Bến Đáy, thuộc địa phận ven biển Cung Hầu và được tạo thành bởi những ngư dân vùng Nam Trung Bộ tới đây đánh bắt, sinh sống và an cư lạc nghiệp. Ngay sau đó tại nơi đây bắt đầu hình thành tục lệ thờ Cá voi, bởi đối với ngư dân Cá Voi chính là Cá ông vô cùng linh thiêng, luôn che chở, bảo vệ cho ngư dân trên biển, cầu cho mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng.
- Xưa kia, chúa Nguyễn Ánh trốn sự truy đuổi của quân Tây Sơn đã tới biển Cung Hầu để tìm đường lánh nạn. Lúc này Cá voi xuất hiện đã cứu sống ngài bằng cách đưa ngài đến bờ cù lao Cổ Chiên. Từ đó, vua Gia Long đã chính thức sắc phong Cá voi làm Nam Hải Đại tướng quân. Một hôm, dân làng thấy xác Cá voi trôi dạt vào bờ, ngư dân vùng biển đã đưa xác Cá Ông vào để thờ cúng. Từ đó trở đi hàng năm vào ngày Cá Ông mất, ngư dân địa phương đã tổ chức lễ hội lớn để ghi nhớ công ơn của ngài.
1.2 - Ý nghĩa lịch sử
- Lễ hội cúng Biển Mỹ Long gắn liền với những truyền thuyết của ngư dân vùng biển Mỹ Long, Trà Vinh. Lễ hội được tổ chức nhằm bày tỏ lòng thành kính biết ơn đến Đức Ông đã luôn bảo vệ, chở che, phù hộ độ trì cho ngư dân trên biển được bình an, mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn.
- Đây là lễ hội xuất hiện từ bao đời nay của người dân tỉnh Trà Vinh và một số địa phương miền Tây Nam Bộ, ngư dân nơi đây đều có niềm tin mãnh liệt vào Cá Ông và các vị thần linh, cầu cho mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, những chuyến đánh bắt thắng lợi, đầy ắp cá tôm, nhà nhà được ấm no hạnh phúc.
- Đồng thời, lễ hội còn ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân nơi đây, thể hiện những giá trị văn hóa độc đáo, nhằm nhắc nhở con cháu đời sau tiếp tục gìn giữ, phát huy những vẻ đẹp của truyền thống, lịch sử dân tộc và tâm linh, tín ngưỡng.
- Đến với lễ hội cúng Biển Mỹ Long du khách thập phương không chỉ có thêm những hiểu biết, những kiến thức sâu rộng về ngành nghề truyền thống, về những lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc, hòa mình vào không khí trang trọng của những nghi lễ, những chương trình văn nghệ đặc sắc mà đây còn là điểm hẹn tâm linh, gắn kết tình cảm của toàn dân trên mọi miền Tổ quốc. Hơn thế nữa, lễ hội còn mở ra những cơ hội quảng bá văn hóa biển, những vẻ đẹp của thiên nhiên, phát triển kinh tế, thương mại và du lịch.
2 - Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội cúng Biển Mỹ Long
- Lễ hội cúng Biển Mỹ Long diễn ra vào này mùng 10 tháng 5 đến ngày 12 tháng 5 âm lịch hàng năm tại ngôi Miếu Bà Chúa Xứ thuộc thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Lễ hội với sự tham gia của người dân địa phương và một số tỉnh miền Tây Nam Bộ như Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang...thậm chí còn thu hút những du khách trong nước và quốc tế bởi những nghi lễ truyền thống độc đáo và đặc sắc.
- Lễ hội Nghinh ông là một lễ hội tại Miếu Bà Chúa Xứ, vì vậy lễ hội này còn trùng với lễ hội Vía Bà. Hàng năm, tại nơi đây diễn ra những hoạt động vô cùng ý nghĩa, thiêng liêng và trở thành một lễ hội đặc biệt so với những lễ hội của ngư dân các nơi.
3 - Những nghi lễ tại lễ hội cúng Biển Mỹ Long
3.1 - Phần lễ
- Lễ Tế Thiên hiền - Hậu hiền: Đây là nghi lễ được tổ chức vào rạng sáng ngày 11 tháng 5 âm lịch. Tiên hiền - Hậu hiền chính là những người khai sinh ra ngôi làng ven biển, chỉ dạy cho người dân nơi đây cách đánh bắt, kiếm sống. Vì vậy đây là nghi lễ nhằm tưởng nhớ đến những công lao của những thế hệ đi trước.
- Lễ Nghinh ông: Lúc này là thời gian thủy triều lên, các bô lão trong làng mặc lễ phục cùng ngư dân lên thuyền ra biển khơi để trình báo Đức Ông. Sau đó, đoàn rước cùng nhau khấu tạ Đức Ông và đưa linh vị ngài về miếu Bà Chúa Xứ.
- Lễ Tế Thần nông: Nghi lễ Tế Thần nông diễn ra ngay sau khi đoàn rước Đức Ông về miếu. Mặc dù sống ven biển, gắn liền với nghề chài lưới, song tại nơi đây vẫn diễn ra những hoạt động trồng trọt lúa nước. Vì vậy lễ Tế Thần nông cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân dân được ăn no mặc ấm, có cuộc sống sung túc, hạnh phúc.
- Lễ Chánh tế Bà Chúa Xứ: Nghi thức Chánh tế Bà Chúa Xứ được tổ chức vào tối ngày 11 tháng 5 với những nghi lễ đặc trưng của địa phương.
- Lễ Nghinh ngũ phương: Sáng ngày 12 tháng 5 âm lịch, các trưởng lão và đoàn lễ mặc lễ phục trang nghiêm tập trung tại miếu Bà Chúa Xứ bắt đầu tiến hành nghi thức Nghinh ngũ phương từ miếu Bà Chúa Xứ đi khắp xóm làng để ban phát phước lành cho dân chúng.
- Lễ Tống quái: Đây là nghi lễ cuối cùng trong phần lễ. Dân làng chuẩn bị mâm lễ vật gồm con heo trắng được trang trí đẹp mắt trên mâm, bánh kẹo, trái cây, hoa tươi, trà thuốc, rượu, gạo muối, tiền vàng hương, hình nhân làm bằng giấy.... Tất cả được bày biện trên con thuyền nhỏ làm bằng nan tre và giấy màu, sau đó được thuyền lớn của ngư dân địa phương kéo ra khơi và thả giữa biển khơi. Đây là nghi lễ cầu mong mọi tật ách qua đi, xua tan mọi vận hạn, đồng thời bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đến Đức Ông đã luôn bảo vệ ngư dân trên biển được bình an vô sự và cầu cho mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, ngư dân đánh bắt thuận lợi, có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
3.2 - Phần hội
- Những năm trước đây, tại lễ hội cúng Biển Mỹ Long thường có những hoạt động văn hóa nghệ thuật gắn liền với truyền thống của vùng ve biển như hát hội, đua thuyền, đua ghe chèo, đua mông, đua cà kheo, thi vá lưới...
- Hiện nay, khi đến tham gia lễ hội cúng Biển Mỹ Long, du khách không chỉ được hòa mình vào không khí vui tươi, náo nhiệt của những chương trình văn nghệ mà còn được tham gia những trò chơi dân gian, những cuộc thi thể thao hiện đại như bóng chuyền, bóng đá của các đội bóng địa phương, hay những hội chợ thương mại, triển lãm, được nếm thử những món ăn đặc sản của quê hương Trà Vinh.
4 - Một số lưu ý khi tham gia lễ hội cúng Biển Mỹ Long
Khi đến tham gia lễ hội cúng Biển Mỹ Long mọi người nên lưu ý những điều sau để có một chuyến đi thuận lợi và suôn sẻ.
- Lễ hội cúng Biển Mỹ Long là lễ hội vô cùng linh thiêng, vì vậy khi đến tham gia lễ hội, dâng hương, du khách nên mặc trang phục kín đáo, trang nhã, tránh mặc những trang phục lòe loẹt, hở hang.
- Để có thể tham gia vào những nghi lễ, những hoạt động tại lễ hội Biển Mỹ Long trọn vẹn nên lựa chọn giày dép thoải mái, tránh bị đau chân.
- Nên chuẩn bị vật phẩm cúng lễ trước để tránh việc thiếu sót hay gặp phải vấn nạn chặt chém giá cả.
- Vào mùa hội chính, lễ hội cúng Biển Mỹ Long thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước, vì vậy du khách nên tự bảo quản tư trang của mình để tránh việc thất thoát tài sản.
- Du khách nên mang theo máy ảnh, điện thoại thông minh để có thể chụp ảnh kỷ niệm, lưu lại những hình ảnh đẹp, đặc sắc tại lễ hội vùng biển Mỹ Long.
5 - Kết luận
- Lễ hội cúng Biển Mỹ Long từ lâu đã trở thành phong tục truyền thống và nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam nói chung và người dân Trà Vinh nói riêng. Hàng năm, biết bao du khách đến lễ hội cúng Biển Mỹ Long để cầu lộc, cầu tài, cầu bình an, đồng thời có thể khám phá những điều thú vị và độc đáo tại vùng biển Mỹ Long, Trà Vinh.
Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về lễ hội cúng Biển Mỹ Long. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!