Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng và đặc biệt trong tín ngưỡng tâm linh của dân tộc Việt Nam và các nước phương Đông. Tuy nhiên nguồn gốc ngày Tết Nguyên Tiêu thế nào, có ý nghĩa ra sao thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Tết Nguyên Tiêu là gì?

  • Tết Nguyên Tiêu còn được biết đến với tên gọi Tết Thượng Nguyên hay ngày rằm tháng Giêng, được tổ chức vào đêm 14 âm lịch đến hết ngày 15 tháng Giêng âm lịch. Từ xưa đến nay, ông bà ta vẫn có quan niệm: "Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng". Vào ngày này, mọi người, mọi gia đình sẽ sửa soạn hương hoa, quả mới, mâm cơm thịnh soạn để dâng lên ông bà tổ tiên và các vị thần linh cầu cho một năm được bình an, may mắn và vạn sự hanh thông.

1.1 - Nguồn gốc ngày Tết Nguyên Tiêu

  • Ngày Tết Nguyên Tiêu có nguồn gốc từ Trung Hoa cổ đại. Tương truyền rằng, xưa kia Ngọc Hoàng Đại Đế rất yêu thích loài thiên nga bởi vẻ đẹp kiêu sa, lộng lẫy của nó. Một hôm loài thiên nga xuống hạ giới chơi và vô tình bị một người thợ săn bắn chết. Hôm đó vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch. Ngọc Hoàng vô cùng tức giận nên đã ban lệnh trừng phạt người dân hạ giới bằng cách cho thiêu rụi mặt đất vào ngày Rằm tháng Giêng hàng năm.
  • Những vị thần thiện lành đã cho rằng đây là hình phạt vô cùng tàn ác nên đã âm thầm xuống hạ giới để giúp đỡ nhân dân thoát khỏi cảnh lầm than. Hàng năm vào ngày 15 tháng Giêng, người dân sẽ thả đèn lồng, đốt pháo hoa để khi Ngọc Hoàng nhìn xuống tưởng trần gian đang cháy.
  • Kể từ đó, ngày Tết Nguyên Tiêu ra đời và trở thành ngày lễ lớn của nhân dân. Vào mỗi ngày Rằm tháng Giêng, mọi người tổ chức Tết Nguyên Tiêu, đốt đèn lồng, làm mâm cỗ cúng gia tiên, thần linh, cùng nhau đi lễ chùa cầu an, cầu lộc, cầu tài, cầu may mắn.

1.2 - Ý nghĩa ngày Tết Nguyên Tiêu

  • Tết Nguyên Tiêu là ngày vô cùng đặc biệt và có ý nghĩa lớn đối với mỗi người dân đất Việt và ngành Phật Giáo. Tết Nguyên Tiêu là đêm rằm đầu tiên của năm mới. Vào ngày này mọi người cùng nhau đi lễ, làm mâm cơm dâng lên ông bà, tổ tiên và các vị thần linh để bày tỏ lòng thành kính biết ơn, cũng như là dịp cầu lộc, cầu tài, cầu bình an, cầu cho cả năm được thuận lợi, sức khỏe dồi dào, đắc tài đắc lộc và thuận buồm xuôi gió.
  • Đồng thời ngày Tết Nguyên Tiêu được cho là ngày lễ quan trọng nhất trong năm, gắn liến với phong tục truyền thống và văn hóa tín ngưỡng, tâm linh của dân tộc Việt Nam.

2 - Tập tục, lễ hội Tết Nguyên Tiêu ở các quốc gia

2.1 - Tết Nguyên Tiêu tại Việt Nam

  • Tết Nguyên Tiêu tại Việt Nam là ngày Rằm đầu tiên của năm mới, cũng là thời gian mọi người, mọi nhà làm lễ dâng sao giải hạn với hi vọng đón lành tránh dữ, cả năm được bình an và mạnh khỏe. Đặc biệt tại Hội An và nhiều ngôi chùa lớn còn đốt đèn lồng, thả đèn hoa đăng và có những chương trình văn nghệ hấp dẫn.
  • Tại nơi cộng đồng người Hoa sinh sống còn tổ chức những hoạt động như dâng lễ, biểu diễn nghệ thuật, múa lân, múa rồng, thư pháp, hội họa....

2.2 - Tết Nguyên Tiêu tại Trung Quốc, Đài Loan

  • Tết Nguyên Tiêu tại Trung Quốc có thể diễn ra từ ngày 13 đến hết ngày 17 tháng Giêng âm lịch, đây là ngày lễ quan trọng và thiêng liêng nhất trong năm. Ngày này còn được gọi là Tết Thượng Nguyên, Tết Trạng Nguyên, Lễ hoa đăng hay Lễ hội đèn hoa. Những chiếc đèn lồng với da đạng kiểu dáng, kích thước được treo trước cửa nhà, treo trên đường phố tạo nên một khung cảnh náo nhiệt, hoành tráng.
  • Tất cả mọi người, từ già tới trẻ cùng nhau làm lễ cầu an với những món ăn truyền thống là bánh trôi. Sau đó cùng nhau tham gia lễ hội và thả đèn lồng để ước nguyện, hi vọng của mình được bay cao bay xa hơn.

2.3 - Tết Nguyên Tiêu tại Hàn Quốc

  • Tại Hàn Quốc, ngày Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là lễ Daeboreum. Trong ngày này, người dân sẽ tổ chức lễ hội Samulnori, cùng nhau leo núi để thấy mặt trăng lên với hi vọng cả năm được sung túc, bình an và may mắn.

2.4 - Tết Nguyên Tiêu tại Nhật Bản

  • Ngày Tết Nguyên Tiêu tại Nhật bản được gọi với tên Koshogatsu. Sáng sớm ngày rằm tháng Giêng, mọi người sẽ cùng nhau ăn cháo đậu đỏ để cả năm được may mắn. Bởi đậu đỏ được cho là món ăn đem lại may mắn cho mọi người, hầu hết tất cả các lễ hội truyền thống của Nhật Bản đều xuất hiện món ăn được làm từ đậu đỏ.

2.5 - Tết Nguyên Tiêu tại Philippines

  • Tết Nguyên Tiêu ở Philippines cũng được tổ chức vô cùng linh đình, hoành tráng, bởi đây là ngày Rằm đầu tiên của năm mới. Tất cả mọi người sẽ cùng xuống đường để tham gia vào những lễ hội, những màn trình diễn độc đáo, hấp dẫn.

3 - Tết Nguyên Tiêu của người Việt và người Hoa có gì khác nhau?

  • Tết Nguyên Tiêu du nhập vào Việt Nam từ những năm Bắc Thuộc. Vì vậy việc tổ chức lễ hội Tết Nguyên Tiêu giữa người Việt và người Hoa cũng sẽ có những điều khác biệt. Với người Hoa trong ngày Rằm tháng Giêng, mọi người sẽ thả đèn hoa đăng, đốt đèn lồng để cầu năm mới bình an, may mắn. Bên cạnh đó, trong ngày này có rất nhiều đôi nam thanh nữ tú cùng nhau viết những ước nguyện vào đèn lồng, đèn hoa đăng với hi vọng điều ước sẽ trở thành hiện thực, tình yêu của họ sẽ vĩnh cửu, dài lâu. Vậy nên một số nơi ở Trung Quốc coi ngày Tết Nguyên Tiêu là ngày lễ tình nhân.

  • Tại Việt Nam, vào ngày Rằm tháng Giêng, tất cả Phật tử trên mọi miền Tổ quốc đều đi lễ chùa cầu may mắn, cầu bình an. Tại những ngôi chùa sẽ có nhũng nhà sư, Phật tử và người dân tụng kinh suốt tháng Giêng để cầu bình an cho nhân dân, giúp tất cả mọi người có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

4 - Những món ăn trong ngày Tết Nguyên Tiêu

4.1 - Trung Quốc, Đài Loan

Tại Trung Quốc, Đài Loan, trong ngày Tết Nguyên Tiêu các thành viên trong gia đình cùng nhau sum vầy, quây quần và ăn những món ăn truyền thống mang nhiều ý nghĩa may mắn và thành công.

  • Bánh trôi
  • Rau xà lách
  • Há cảo
  • Bánh táo đỏ
  • Màn thầu
  • Bánh yến mạch

4.2 - Việt Nam

Ngày Rằm tháng Giêng tại Việt Nam là ngày vô cùng quan trọng. Mọi gia đình đều chuẩn bị những món ăn truyền thống, mâm cơm thịnh soạn để dâng lên ông bà, tổ tiên và các vị thần linh để bày tỏ lòng thành kinh, biết ơn cũng như cầu cho cả năm được thuận lợi, may mắn và vạn sự hanh thông.

  • Xôi gấc
  • Bánh chưng
  • Bánh trôi
  • Gà luộc
  • Dưa muối
  • Trái cây
  • Hoa tươi

5 - Cách cúng lễ trong ngày Tết Nguyên Tiêu

  • Thời điểm tốt nhất để cúng ngày Tết Nguyên Tiêu (Rằm tháng Giêng) là vào sáng ngày 15 tháng Giêng âm lịch. Hoặc hiện nay, nhiều địa phương có tập tục cúng Tết Nguyên Tiêu vào chiều tối ngày 14 tháng Giêng. 
  • Trước khi tiến hành cúng Tết Nguyên Tiêu, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật, hương hoa, mâm cơm thịnh soạn, tiền vàng hương để dâng lên thần Phật, gia tiên. Đồng thời lau dọn bàn thờ sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề, gột rửa bụi trần, thành tâm chắp tay cầu khấn.

6 - Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết Nguyên Tiêu

Trong ngày Tết Nguyên Tiêu, mỗi người, mỗi nhà nên lưu ý những điều sau đây để tránh những điều xui xẻo, rủi ro cũng như hướng tới cuộc sống bình an, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.

  • Kiêng chải tóc, soi gương vào lúc nửa đêm.
  • Kiêng để trẻ quấy khóc.
  • Kiêng chuyện chăn gối nam nữ, vợ chồng.
  • Kiêng dùng nến trang trí nhà cửa.
  • Hạn chế đi tới những nơi âm u, tích tụ âm khí nặng như nhà hoang, nghĩa trang, rừng núi.
  • Tránh làm rơi vỡ đồ đạc, vật phẩm cúng lễ.
  • Kiêng vay, mượn tiền nong.
  • Tránh để thùng gạo hết, bởi như vậy có nghĩa sẽ túng thiếu quanh năm.
  • Kiêng sát sinh.
  • Tránh xung đột, cãi vã và bất hòa vào ngày Tết Nguyên Tiêu.

7 - Kết luận

  • Tết Nguyên Tiêu là ngày lễ lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người dân đất Việt và các nước phương Đông. Đây là dịp để mỗi người dân bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đến ông bà, gia tiên và các vị thần linh. Với hi vọng cả năm được bình an, toàn gia hạnh phúc, công thành danh toại, đắc tài đắc lộc và vạn sự hanh thông.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về ngày Tết Nguyên Tiêu. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ