Lễ hội Đình Châu Phú (An Giang)

Lễ hội Đình Châu Phú là một trong những lễ hội truyền thống gắn liền với lịch sử, văn hóa của vùng đất An Giang. Tuy nhiên nguồn gốc lễ hội Đình Châu Phú thế nào, có ý nghĩa ra sao, có những hoạt động gì thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Đình Châu Phú

  • Đình Châu Phú còn biết đến với tên gọi Lễ Công Từ Đường (đền Lễ Công) hay đền Ông, được xây dựng tại đường Trần Hưng Đạo - Nguyễn Văn Thoại, phường Châu Phú A, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đình Châu Phú xây dựng theo lối kiến trúc cổ kính từ triều đại phong kiến, đến nay vẫn còn giữ nguyên những hoa văn và những họa tiết được điêu khắc, chạm trổ vô cùng tinh xảo trên mỗi cột đỉnh, mái ngói hay cổng. 

  • Điểm đặc biệt tại Đình Châu Phú là những hoa văn trên nóc đình với đa dạng những bức tượng như Bát tiên, lưỡng long tranh châu, lưỡng long chầu nguyệt, cá hóa long, rồng phượng, kỳ lân...
  • Tại điện chính là 3 gian thờ những vị công thần có công với đất nước là ngài Nguyễn Hữu Cảnh - Thượng đẳng thần, Thoại Ngọc Hầu - Tung đẳng thần được thờ tại chính giữa điện. Bên trong điện thờ vô cùng hoành tráng với những hành phi, câu đối sơn son thiếp bạc.

2 - Lễ hội Đình Châu Phú

  • Lễ hội Đình Châu Phú là một trong những lễ hội truyền thống nổi tiếng của tỉnh An Giang gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc. Đây là nơi thờ cúng Thành hoàng Nguyễn Hữu Cảnh - vị anh hùng của vùng đất An Giang với những chiến công lừng lẫy đối với quê hương đất nước.

2.1 - Nguồn gốc lễ hội

  • Tướng quân Nguyễn Hữu Cảnh người Quảng Bình là một trong những trọng thần của triều đại nhà Nguyễn. Ông là công thần của đất nước với những chiến công lẫy lừng, hiển hách, không ngại cầm quân ra trận mang lại bình yên cho Tổ quốc. Đồng thời ông đã giành lại độc lập, tự do cho nhiều địa phương Nam Bộ.
  • Năm 1658, Nguyễn Hữu Cảnh được phong làm Thống suất Kinh lược xứ, tiến quân về phía Nam giành lại chủ quyền Đồng Nai- Sài Gòn. Những năm sau đó, ông có khoảng thời gian dài gắn bó với vùng đất Nam Bộ được người dân nơi đây kính trọng, mến yêu. Năm 1700, trong thời gian đóng quân tại cù lao Cây Sao ông mắc trọng bệnh và không qua khỏi.
  • Nhân dân Nam Bộ không khỏi tiếc thương cho vị tướng tài giỏi của dân tộc. Hàng năm tất cả nhân dân vùng Tây Nam Bộ đều tổ chức ngày giỗ, đồng thời lập đền thờ để tưởng nhớ những công lao của ông dành cho dân tộc, đất nước.

2.2 - Ý nghĩa lễ hội Đình Châu Phú

  • Lễ hội Đình Châu Phú từ lâu đã trở thành phong tục truyền thống và nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam. Đây là việc làm thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", bày tỏ lòng thành kính biết ơn của người dân đất Việt đến tướng quân Nguyễn Hữu Cảnh và những vị anh hùng dân tộc đã hi sinh để giành lại độc lập, tự do. Ngoài ra, việc cúng lễ tại Đình Châu Phú còn giúp mọi người, mọi nhà cầu lộc, cầu tài, cầu bình an, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, đời đời no ấm.
  • Đây là việc làm tôn vinh những giá trị văn hóa, tâm linh của con người Việt Nam, đồng thời giúp gìn giữ, phát huy những phong tục truyền thống tốt đẹp của nhân dân An Giang và người dân đất Việt. Ngoài ra, lễ hội Đình Châu Phú còn là dịp để quảng bá những hình ảnh đẹp, những danh lam thắng cảnh, những giá trị truyền thống, tín ngưỡng của Việt Nam đến với thế giới.

3 - Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội Đình Châu Phú

  • Lễ hội Đình Châu Phú diễn ra vào ngày 10 tháng 5 đến ngày 12 tháng 5 âm lịch hàng năm. Ngày 10 tháng 5 âm lịch là ngày khai hội, chính thức bắt đầu những nghi lễ trang trọng và thiêng liêng. Tuy nhiên trước đó nhiều ngày, người dân địa phương đã chuẩn bị tất cả mọi thứ để buổi lễ được diễn ra thành công, tốt đẹp.

  • Đình Châu Phú tại đường Trần Hưng Đạo - Nguyễn Văn Thoại, phường Châu Phú A, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang là nơi tổ chức lễ hội Đình Châu Phú với sự tham gia đông đảo của người dân địa phương và du khách trên mọi miền Tổ quốc. Ngoài những nghi lễ độc đáo, hấp dẫn, lễ hội còn thu hút du khách thập phương bởi lối kiến trúc đặc biệt, ấn tượng của Đình Châu Phú trong lòng thành phố.

4 - Hoạt động tại lễ hội Đình Châu Phú

4.1 - Phần lễ

  • Lễ thỉnh sắc: Sáng ngày mùng 10 tháng 5 âm lịch tại Đình Châu Phú diễn ra nghi lễ thỉnh sắc thần Nguyễn Hữu Cảnh vô cùng hoàng tráng với đầy đủ đèn, hoa, long đình, chiêng trống. Các vị trưởng lão và đoàn tế mặc lễ phục đi theo đoàn. Sau khi thỉnh sắc Thành hoàng Nguyễn Hữu Cảnh tiếp tục làm lễ thỉnh Sắc thần Thoại Ngọc Hầu, chánh vệ thủy Đỗ Đăng Tàu và phó vệ thủy Lê Văn Sanh.
  • Lễ Túc Yết: Rạng sáng ngày 11 tháng 5 là nghi lễ Túc Yết được tiến hành với những lễ vật huyết heo, mâm xôi, trái cây, hoa tươi...nhằm trình báo xin được tổ chức lễ hội.
  • Lễ Xây chầu: Vào khoảng 3 giờ sáng ngày 11 tháng 5, Đình Châu Phú thực hiện nghi lễ Xây chầu (Khai tràng) để cầu các vị thần linh, Thành hoàng mong được mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân dân no ấm, sung túc và gặp nhiều may mắn.
  • Lễ Chánh tế: Lễ Chánh tế diễn ra vào hổi 3 giờ ngày 12 tháng 5 âm lịch với sự tham gia của đoàn tế và các vị trưởng lão. Sau khi ông Chánh tế đánh 3 hồi trống báo hiệu nghi lễ bắt đầu đọc văn tế và dâng lễ lên Thần. 
  • Lễ hoàn vị sắc thần (Hồi sắc): Ngày 13 tháng 5 âm lịch là nghi lễ Hồi sắc để đưa bài vị của các vị Thần trở lại bàn thờ tại Đình Châu Phú. Đây cũng là nghi lễ cuối cùng của lễ hội.

4.2 - Phần hội

  • Sau khi kết thúc tất cả nghi lễ trang trọng, thiêng liêng tại lễ hội Đình Châu Phú, người dân địa phương và du khách có thể hòa mình vào không khí tươi vui, náo nhiệt của những chương trình văn nghệ và những trò chơi dân gian hấp dẫn như kéo co, thả diều, cờ tướng, đẩy gậy, chọi gà, cờ người...hay những tiết mục biểu diễn múa lân sư rồng, múa mâm thao, múa bóng rỗi, múa đĩa chén... Tất cả đều là những chương trình đặc sắc, mang đậm bản chất văn hóa của dân tộc Việt Nam.

5 - Những điều lưu ý khi tham gia lễ hội Đình Châu Phú

  • Đình Châu Phú là nơi vô cùng linh thiêng vì vậy khi đến tham gia lễ hội, dâng hương, du khách nên mặc trang phục kín đáo, trang nhã, tránh mặc những trang phục lòe loẹt, hở hang.
  • Để có thể tham gia vào những lễ hội, những hoạt động tại Đình Châu Phú một cách trọn vẹn nên lựa chọn giày dép thoải mái, tránh bị đau chân hay té ngã.
  • Nên chuẩn bị vật phẩm cúng lễ trước để tránh việc thiếu sót cũng như bị chặt chém giá cả.
  • Vào ngày hội chính, tại Đình Châu Phú thu hút đông đảo du khách thập phương vì vậy mọi người nên tự bảo quản tư trang của mình để tránh việc thất thoát tài sản.
  • Tránh nói những điều bất kính, mạo phạm thần linh.

6 - Kết luận

  • Lễ hội Đình Châu Phú từ lâu đã trở thành phong tục truyền thống và nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Hàng năm, biết bao người, bao gia đình đến Đình Châu Phủ để cầu lộc, cầu tài, cầu bình an. Đây là một trong những lễ hội lớn, mang đậm bản sắc văn hóa của vùng đất An Giang, lễ hội Đình Châu Phủ sẽ là một trải nghiệm thú vị và đặc sắc cho du khách cả nước khi đến nơi đây.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về lễ hội Đình Châu Phú. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ