Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọng và thiêng liêng, đánh dấu bước tiến lớn của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là ngày nào, có bối cảnh lịch sử ra sao, ý nghĩa thế nào thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.
1 - Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là ngày nào?
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng trọng đại đối với toàn dân tộc Việt Nam diễn ra vào ngày 3/2/1930. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là bước tiến vượt bậc về tư tưởng, chính trị, sự vận dụng sáng tạo của chủ nghĩa Mác - Lênin, cho thấy Đảng và Nhà nước đã có đường lối, chính sách vô cùng sáng suốt, đánh dấu bước ngoặt mới trên con đường giành lại chủ quyền, độc lập, tự do.
- Hàng năm vào ngày 3/2 dương lịch, nhân dân cả nước đều hướng về Tổ quốc về đất nước, trên mọi nẻo đường đều rực rỡ lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới để thể hiện tình yêu dân tộc, cũng như bày tỏ lòng thành kính biết ơn đến thế hệ cha ông đã ngã xuống để bảo vệ độc lập, tự do.
2 - Bối cảnh ra đời ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Những năm đầu thế kỷ 20, các nước tư bản tăng cường bóc lột, đàn áp, chèn ép nhân dân, tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa khiến nhiều quốc gia rơi vào cảnh lầm than, cơ cực. Dần dần khiến nhân dân vô cùng căm phẫn, tất cả đồng lòng cùng nhau đứng lên đấu tranh đòi lại quyền tự do dân chủ.
- Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam chúng đã gây ra biết bao tội ác với nhân dân cả nước. Thực dân Pháp luôn chèn ép nhà Nguyễn, ra lệnh cấm việc đối nội, đối ngoại và ban hành chính sách cai trị thực dân, biến nhân dân thành nô lệ, tay sai. Đồng thời chia cắt Việt Nam thành 3 miền Bắc - Trung - Nam để dễ dàng cai trị.
- Nhân dân trong thời kỳ nửa phong kiến đã vô cùng khổ sở, những người nông dân thậm chí bị chúng tịch thu hết toàn bộ ruộng đất, chiếm hết tài sản dẫn đến cảnh đói nghèo, nạn đói diễn ra liên miên, số lượng người chết do đói và bị tra tấn nhiều không đếm xuể. Đồng thời thực dân Pháp còn cho xây dựng những nhà máy, bến cảng để chuẩn bị khai thác thuộc địa, bóc lột sức lao động của nhân dân Việt Nam.
- Bên cạnh đó, chúng còn thực hiện chính sách ngu dân, không cho dân ta tiếp xúc với sách vở chính thống, truyền đạt văn hóa nô dịch khiến dân ta mu muội. Những phong trào yêu nước, cách mạng đều bị chúng dập tắt khi vừa nổi dậy, vì vậy đây là quãng thời gian khó khăn nhất đối với nhân dân cả nước.
3 - Phong trào đấu tranh của nhân dân trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
- Trong hoàn cảnh toàn dân bị thực dân Pháp cùng chính quyền tay sai bóc lột, hành hạ, tra tấn dã man đã khiến mỗi người dân Việt Nam đều dâng lên sự căm phẫn tột độ và sôi sục ý chí chiến đấu quật cường, đứng lên để thoát khỏi vũng lầy, giành lại độc lập tự do và chủ quyền dân tộc.
- Giai đoạn từ 1858 đến 1929, trên khắp mọi miền đất nước đã nổ ra biết bao cuộc khởi nghĩa chống lại đế quốc thực dân. Điển hình là khởi nghĩa Trương Công Định, Hoàng Hoa Thám, Thủ Khoa Huân, phong trào Cần Vương, phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục và Duy Tân. Mặc dù nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ nhân dân cả nước tuy nhiên tất cả những phong trào đấu tranh đều thất bại.
- Một trong những nguyên dân dẫn đến sự thất bại của các phong trào, các cuộc khởi nghĩa đó là đều là do sự bộc phát, chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về lực lượng, trang vũ khí, chưa thực sự hiểu rõ về lực lượng của thực dân Pháp, cũng như chưa tìm được đường lối và chính sách hợp lý, sáng suốt, người chỉ huy vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm thực chiến. Vì vậy nhiệm vụ cấp bách nhất thời bấy giờ đó là tìm ra con đường cứu nước.
4 - Ai là người thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Không thể cầm lòng khi chứng kiến nhân dân chịu cảnh lầm than, cơ cực, ngày 5/6/1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước với 2 bàn tay trắng. Người đã nỗ lực, học tập, làm nhiều công việc khác nhau để có thể trụ lại được nhiều quốc gia, đất nước để có thể tìm ra con đường cách mạng đúng đắn và sáng suốt.
- Năm 1917, sau chiến thắng của Cách mạng Tháng Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc đã đi theo học hỏi những tư tưởng, đường lối của chủ nghĩa Mac-Lênin và tham gia một số hoạt động bảo vệ cách mạng Nga. Đây sẽ là một cơ hội học hỏi, tiếp thu kiến thức cho Người. Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đã đọc "Đề cương về vấn đề dân tộc thuộc địa" của Lênin, con đường cứu nước đã được khai sáng từ đó.
- Giai đoạn 1921 đến 1930, Nguyễn Ái Quốc vẫn liên tục liên lạc với các phong trào yêu nước ở Việt Nam và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, cùng nhân dân, quân đội Việt Nam chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Người nhấn mạnh cách mạng muốn thành công cần đi theo con đường, chủ nghĩa sáng suốt, đó chính là chủ nghĩa Mac - Lênin.
- Năm 1925, Người cùng các cán bộ nòng cốt của Việt Nam cho ra đời Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, tổ chức nhiều lớp đào tạo cán bộ, gửi cán bộ đi học tại Trung Quốc và Liên Xô để thấm nhuần những tư tưởng sau đó truyền đạt cho cán bộ Việt Nam.
- Cuối năm 1929, tất cả đều nhận ra rằng tình hình cấp bách lúc này là thành lập một Đảng Cộng sản thống nhất để tránh tình trạng chia rẽ, không nhất quán của các phong trào trong nước. Tại Hội nghị hợp nhất Đảng được tổ chức tại Hương Cảng, Nguyễn Ái Quốc cùng các cán bộ chủ chốt đã thống nhất đi tới quyết định hợp nhất Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn thành Đảng Cộng sản Việt Nam để chủ trì, lãnh đạo toàn quân toàn dân Việt Nam.
- Kể từ đó, ngày 3/2/1930 trở thành ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và hàng năm vào ngày 3/2 dương lịch nhân dân cả nước sẽ tổ chức lễ kỷ niệm sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
5 - Ý nghĩa ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một trong những bước tiến vượt bậc, đây là ngày tìm ra con đường cứu nước, đường lối sáng suốt, đồng thời giúp nhân dân có niềm tin vào Đảng, sự hi vọng về một thế giới độc lập, tự do.
5.1 - Sự hợp nhất các Đảng
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu sự thống nhất các Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam, điều này chấm dứt việc chia rẽ về tư tưởng, chính trị của các phong trào cách mạng. Bởi sự thành công của cách mạng phụ thuộc vào sự đoàn kết một lòng của nhân dân cả nước.
5.2 - Kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc
- Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy tầm quan trọng của Đảng trong công cuộc bảo vệ đất nước, phát động những phong trào đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp. Sự kết hợp của các tầng lớp, giai cấp sẽ giúp Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng lớn mạnh và nhận được sự ủng hộ, đồng lòng của toàn thể nhân dân.
5.3 - Đường lối, sách lược đúng đắn, sáng suốt
- Nguyễn Ái Quốc đã không ngại khó khăn, nguy hiểm để đi tìm đường cứu nước, để tìm ra một đường lối đúng đắn đó là việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng hoạt động theo cương lĩnh chính trị sáng suốt, đúng đắn đó là giải phóng dân tộc theo hướng cách mạng vô sản, luôn học tập, noi theo và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac - Lênin. Chính sách khẳng định được tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, ý chí quyết tâm, kiên cường bất khuất của dân tộc Việt Nam. Niềm tin, sự kỳ vọng vào Đảng vào Nhà nước sẽ trở thành tiền đề cho công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
5.4 - Thông điệp hòa bình thế giới
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trong sự ủng hộ của toàn thể nhân dân trong nước và quốc tế, điều này thúc đẩy ý chí, tinh thần chiến đấu của toàn Đảng, toàn dân. Đồng thời là tấm gương cho các nước còn đang chịu cảnh áp bức, nô lệ cùng đứng lên đấu tranh, giành lại độc lập tự do, hướng đến một thế giới hòa bình, hạnh phúc và không còn chiến tranh.
6 - Các hoạt động kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Vào ngày kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2 dương lịch hàng năm, trên mọi miền Tổ quốc đều tổ chức hoạt động, chương trình ý nghĩa để cùng ôn lại những chiến thắng hào hùng của dân tộc và những cống hiến của các cán bộ, anh hùng chiến sĩ và toàn quân Việt Nam.
- Tại các Ủy ban xã, địa phương đều tổ chức những chương trình văn nghệ, ca múa nhạc, những tiết mục biểu diễn tái hiện lại những năm kháng chiến với sự tham gia, hưởng ứng nhiệt tình từ toàn thể nhân dân, nhằm bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Đảng và Nhà nước, đến những anh hùng liệt sỹ đã hi sinh thân mình để giành lại độc lập, tự do.
- Trên khắp phố phường, mọi nẻo đường đều rực rỡ màu cờ đỏ sao vàng, đèn hoa tung bay phấp phới thể hiện niềm vui mừng, tự hào và hân hoan của nhân dân cả nước.
- Trên các chương trình truyền hình, phương tiện truyền thông, báo đài đều tuyên truyền tinh thần yêu nước, sự đoàn kết của toàn dân Việt Nam. Đồng thời giáo dục thế hệ mai sau cần biết giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, không ngừng học hỏi, cố gắng để xây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh, vững bền.
- Các cơ quan chính quyền vào ngày lễ kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam cũng tổ chức đi thăm hỏi, động viên, tặng quà các gia đình thương bệnh binh, liệt sĩ và những bà mẹ Việt Nam anh hùng để tưởng nhớ, bày tỏ lòng biết ơn đến những công hiến của các vị anh hùng dân tộc.
7 - Kết luận
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kiện vô cùng quan trọng và thiêng liêng đối với toàn thể dân tộc Việt Nam. Đây là ngày mỗi người dân không khỏi tự hào, xúc động về dân tộc, đất nước, con người Việt Nam qua từng thời đại. Đồng thời nhắc nhở mỗi chúng ta luôn cố gắng, phấn đấu để góp phần xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, có thể sánh vai cùng với các cường quốc năm châu.
Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!