Ngày sinh chủ tịch Tôn Đức Thắng

Chủ tịch Tôn Đức Thắng là một trong những tấm gương sáng về lòng yêu nước thương dân khiến nhân dân Việt Nam và toàn thế giới nể phục, ngưỡng mộ. Tuy nhiên Chủ tịch Tôn Đức Thắng sinh ngày nào, tiểu sử cuộc đời của Người ra sao thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng

  • Tôn Đức Thắng sinh ngày 20/8/1888, mất ngày 30/3/1980, là một nhà cách mạng, anh hùng chiến sĩ có công lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Tôn Đức Thắng là Chủ tịch thứ 2 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đồng thời là vị Chủ tịch nước đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam giai đoạn 1976-1980. 

  • Chủ tịch Tôn Đức Thắng sinh thời là một người vô cùng giản dị, luôn nghĩ cho Đảng, cho đất nước, cho nhân dân, được đồng bào cả nước vô cùng yêu mến và kính trọng. Hàng năm vào ngày 20/8 dương lịch, các cơ quan đoàn thể cùng nhân dân Việt Nam trên mọi miền Tổ quốc đều tổ chức mừng sinh nhật Chủ tịch Tôn Đức Thắng để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đến những cống hiến của Người dành cho dân tộc Việt Nam.

2 - Tiểu sử cuộc đời Chủ tịch Tôn Đức Thắng

  • Tôn Đức Thắng sinh ra và lớn lên tại Cù lao Ông Hổ, làng An Hòa, tổng Định Thành Hạ, hạt Long Xuyên (nay thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang). Cha của ông là cụ Tôn Văn Đề, mẹ là cụ Nguyễn Thị Dị, cả 2 đều làm nghề nông. Gia đình Tôn Đức Thắng được cho là khá giả so với thời đó nên ông đã được đi học chữ nho, chữ quốc ngữ và tiếng Pháp. 
  • Năm 1907, ông lên Sài Gòn để học với những ước mơ và khát vọng lớn lao. Ngay từ những ngày đầu tiên, ông đã tham gia vào những phong trào đấu tranh của nhân dân để chống lại những cảnh đàn áp, xâm lược của chủ nghĩa thực dân. Nhìn thấy nhân dân bị bóc lột, tra tấn, hành hạ dã man đã khiến ông càng căm phẫn và nguyện sẽ cố gắng để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.
  • Những năm sau đó, đồng chí Tôn Đức Thắng liên tiếp tham gia vào những phong trào đấu tranh như vận động lính thủy bãi khóa, vận động công nhân Sài Gòn chống lại chủ cai, yêu cầu tăng lương, giảm giờ làm và những phong trào bãi công của công nhân Ba Son. Những thành công của những cuộc vận động đã củng cố thêm sức mạnh, niềm tin để ông có thể cùng nhân dân đấu tranh và thực hiện những lý tưởng cách mạng.

  • Năm 1916, đồng chí Tôn Đức Thắng có dịp sang Pháp để làm việc, đồng thời học hỏi, tiếp thu những kiến thức của đất nước hùng mạnh, tuy nhiên ông đã buộc phải về nước vào năm 1919. Năm 1920, Tôn Đức Thắng trở về quê hương và thường xuyên góp mặt trong những phong trào đấu tranh của nhân dân, đồng thời là cán bộ nòng cốt của Công hội bí mật ở Sài Gòn.
  • Năm 1927, Tôn Đức Thắng trở thành thành viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, sau đó giữ chức vụ Ủy viên Ban Chấp hành Kỳ bộ, Bí thư Thành bộ Sài Gòn. Trong những năm 1929-1930, Tôn Đức Thắng bị giam giữ ở nhà tù Khám Lớn sau đó là nhà tù Côn Đảo. Tại nơi đây, đồng chí Tôn Đức Thắng vẫn tiếp tục đẩy mạnh các phong trào cách mạng, cùng các tù binh yêu nước đứng lên đấu tranh.
  • Ngày 23/9/1945, sau khi thoát khỏi cảnh tù đày, Tôn Đức Thắng trở thành cán bộ phụ trách những phong trào của nhân dân Nam Kỳ. Tháng 2/1946, Tôn Đức Thắng vinh dự là một trong những cán bộ cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo kháng chiến. Những năm sau đó, ông liên tục giữ những chức vụ quan trọng như Phó Hội trưởng Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam, Phó trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội, Trưởng đoàn Chủ tịch, Phó trưởng ban Thường trực Quốc hội, Bộ Trưởng Bộ Nội vụ, Thanh tra đặc biệt toàn quốc, Trưởng ban Trung ương vận động thi đua ái quốc, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Xô, Chủ tịch Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam và sau đó là chức vụ Phó chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1960.
  • Ngày 2/9/1969, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, đồng chí Tôn Đức Thắng chính thức trở thành Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau đó là chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1976. Năm 1980, Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã qua đời, đây có lẽ là nỗi buồn, nỗi mất mát lớn đối với toàn thể dân tộc Việt Nam khi mất đi 2 vị Chủ tịch nước đại tài, yêu nước, thương dân.

3 - Những cống hiến của Chủ tịch Tôn Đức Thắng

3.1 - Người thành lập Công hội bí mật của giai cấp công nhân

  • Sau khi từ Pháp trở về nước, Đồng chí Tôn Đức Thắng đã kêu gọi giai cấp công nhân tổ chức Công hội bí mật Sài Gòn, nhằm đấu tranh chống lại sự áp bức, bóc lột của thực dân Pháp. Đây là một trong những sự kiện lịch sử quan trọng, là cột mốc đánh dấu những bước tiến vượt bậc của giai cấp công nhân khi được hoạt động theo tổ chức.
  • Công hội bí mật Sài Gòn là bàn đạp cho những phong trào đấu tranh của công nhân, thúc đẩy, cổ vũ cho cách mạng Nam Kỳ và cả nước. Đồng thời Tôn Đức Thắng là một trong những cán bộ đầu tiên thấm nhuần những đường lối, chính sách của chủ nghĩa Mac-Lênin, đi theo con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhờ vậy các phong trào mà Tôn Đức Thắng dẫn dắt đều giành được chiến thắng vang dội, hơn nữa còn là dịp để truyền bá chủ nghĩa Mac-Lênin đến với giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân Nam Kỳ.

3.2 - Chiến sĩ kiên cường, bất khuất, một lòng trung thành với Đảng và Nhà nước

  • Tháng 7/1929, Tôn Đức Thắng bị bắt giam tại nhà tù Khám Lớn, sau đó là nhà tù Côn Đảo. Mặc dù ở trong tù nhưng tâm trí, trái tim vẫn luôn hướng về cách mạng về đất nước. Vì vậy ông đã sáng lập ra Hội cứu tế tù nhân - hội tù Côn Đảo bao gồm các chiến sĩ cách mạng bị bắt giam, cùng nhau nghĩ cách, tìm con đường mới để góp phần trong công cuộc bảo vệ, giữ gìn non sông đất nước.
  • Trong cuộc Tổng khởi nghĩa 1945, đồng chí Tôn Đức Thắng đã dũng cảm, lãnh đạo quân và dân đấu tranh, đánh đuổi thực dân Pháp. Dù trải qua khó khăn, gian khổ, bị tra tấn, hành hạ dã man tuy nhiên đồng chí vẫn luôn một lòng trung thành với Đảng với nhân dân, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

3.3 - Nhà lãnh đạo tài ba, gương mẫu

  • Đồng chí Tôn Đức Thắng giữ nhiều chức vụ và trọng trách quan trọng của Nhà nước, tuy nhiên ở vai trò nào ông cũng đều hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ và chức trách của mình, luôn gương mẫu về mọi mặt, có ý thức trách nhiệm cao, không ngại khó ngại khổ, là một cán bộ trung thành, yêu nước, thương dân, hội tụ đủ các đức tính tốt của một Đảng viên, một nhà lãnh đạo tài ba.
  • Sau khi giữ chức Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã kế nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo, dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân giành thắng lợi mùa Xuân rực rỡ, hoàn toàn đánh đuổi đế quốc Mỹ và tay sai, chính thức giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, góp phần lớn vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, giúp đất nước Việt Nam khẳng định được vị thế và chỗ đứng trên quốc tế.

3.4 - Cán bộ xuất sắc trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

  • Trong những năm kháng chiến, Tôn Đức Thắng đã không ngừng cố gắng, nỗ lực trong các phong trào đấu tranh, đồng thời xây dựng, phát triển khối đại đoàn kết dân tộc, thiết lập lên một tổ chức thống nhất, cùng toàn quân, toàn dân trên mọi miền Tổ quốc đứng lên đấu tranh, giành lại độc lập, tự do. Chính sự gương mẫu của đồng chí Tôn Đức Thắng đã củng cố thêm niềm tin, sức mạnh cho đồng bào cả nước, đây là một trong những yếu tố giúp cuộc khởi nghĩa thành công, Việt Nam hoàn toàn giải phóng.

4 - Các hoạt động kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Hàng năm vào ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng 20/8, toàn thể nhân dân cả nước cùng hướng về vùng đất An Giang, quê hương của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, đây là ngày thể hiện lòng tự tôn dân tộc, niềm tự hào về quê hương đất nước, trái tim của toàn dân cùng hòa chung nhịp đập, cùng thể hiện lòng kính trọng, biết ơn đến Chủ tịch Tôn Đức Thắng - anh hùng của dân tộc Việt Nam.

  • Trên khắp mọi nẻo đường làng, phố xá tại tỉnh An Giang đều rực rỡ sắc màu của lá cờ đỏ sao vàng, đèn hoa, loa phát thanh cùng cất lên những bài ca cách mạng, những ca khúc ca ngợi công lao Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
  • Tại các trường học, Ủy ban, cơ quan đều tổ chức những chương trình văn nghệ để tưởng nhớ những công lao của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, đồng thời giáo dục thế hệ trẻ mai sau cần gìn giữ, phát huy, học tập và noi theo tấm gương Chủ tịch.
  • Sáng ngày 20/8 dương lịch hàng năm, các lãnh đạo ban ngành tỉnh An Giang cùng nhân dân đến tượng đài Chủ tịch Tôn Đức Thắng cùng Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng làm lễ dâng hương và dâng hoa.
  • Ngoài ra, tại các cơ quan đoàn thể tổ chức những hoạt động văn nghệ, thể dục - thể thao chào mừng ngày sinh của Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

5 - Kết luận

  • Chủ tịch Tôn Đức Thắng là một trong những vị anh hùng, nhà cách mạng tiêu biểu, vị chủ tịch nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Với gần 7 thập kỷ gắn liền với cách mạng, với những phong trào đấu tranh cùng công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã lập được biết bao chiến công vang lừng, góp phần lớn vào chiến thắng lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới cho đất nước, kỷ nguyên độc lập, tự do, hướng đến đất nước giàu mạnh, công bằng và văn minh.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ