Ngày gia đình Việt Nam

Ngày gia đình Việt Nam là một trong những ngày có ý nghĩa đặc biệt và sâu sắc đối với toàn thể người dân đất Việt. Tuy nhiên ngày gia đình Việt Nam diễn ra vào thời gian nào, có nguồn gốc ra sao, ý nghĩa thế nào thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Ngày gia đình Việt Nam là ngày nào?

  • Ngày gia đình Việt Nam diễn ra vào ngày 28/6 dương lịch hàng năm, đây là một ngày lễ có ý nghĩa đặc biệt và sâu sắc đối với nhân dân cả nước. Ngày gia đình Việt Nam được thành lập để khẳng định những điều tuyệt vời nhất của gia đình, cho thấy những truyền thống, đạo lý tốt đẹp từ xưa đến nay của dân tộc Việt Nam.
  • Gia đình là nền tảng vững chắc của mỗi quốc gia, là cái nôi nuôi dưỡng biết bao nhân tài cho đất nước, gia đình có hạnh phúc, tốt đẹp thì đất nước mới bền vững. Ngày gia đình Việt Nam còn là dịp tôn vinh giá trị cao cả của mái ấm gia đình Việt, tất cả chúng ta cần cùng nhau chung tay xây dựng một gia đình văn hóa, góp phần xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh và tươi sáng hơn.

  • Hàng năm, vào ngày gia đình Việt Nam 28/6, tại Việt Nam luôn tổ chức những lễ kỷ niệm để mỗi người, mỗi gia đình cùng hướng về cuội nguồn, quê hương, đất nước, tự nhìn nhận lại bản thân, đồng thời nhắc nhở mỗi con người cần có ý thức, trách nhiệm trong việc xây dựng gia đình văn hóa, xã hội văn minh.

2 - Nguồn gốc, ý nghĩa ngày gia đình Việt Nam

2.1 - Nguồn gốc ra đời ngày gia đình Việt Nam

  • Trong những năm đất nước còn chiến tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những vai trò quan trọng của gia đình và những điều tích cực trong việc vun đắp, xây dựng và quan tâm đến các gia đình Việt Nam, bởi đất nước Việt Nam có giàu đẹp hay không cần nhờ vào sự chung tay góp sức của cá nhân, gia đình và cộng đồng, gia đình có tốt thì xã hội mới có thể phát triển. 
  • Kể từ ngày 2/5/2001, Việt Nam chính thức thành lập ngày Gia đình Việt Nam, hàng năm vào ngày 28/6 dương lịch nhân dân cả nước sẽ cùng nhau tổ chức lễ kỷ niệm ngày gia đình Việt Nam nhằm nêu cao trách nhiệm của ban lãnh đạo, toàn thể và tổ chức xã hội trong việc quan tâm xây dựng gia đình hạnh phúc, no ấm, đảm bảo việc bình đẳng về quyền lợi giữa các thành viên, tích cực vận động bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em tránh khỏi nạn bạo hành, quan tâm đến công tác giáo dục, học tập, nghỉ ngơi của con trẻ để hướng tới một đất nước công bằng, dân chủ, văn minh.

2.2 - Ý nghĩa ngày gia đình Việt Nam

  • Ngày gia đình Việt Nam từ lâu đã trở thành một ngày đặc biệt và quan trọng đối với mỗi người dân Việt Nam. Với xã hội phát triển như hiện nay, gia đình và xã hội có mối liên hệ vô cùng mật thiết, gia đình có tốt, có hạnh phúc thì đất nước mới giàu mạnh, bền vững, gia đình là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục của quốc gia.
  • Đây cũng là ngày các thành viên trong gia đình hướng về nhau, quan tâm đến nhau hơn, những trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa nhận được sự chăm sóc đặc biệt của chính quyền địa phương, đồng thời là ngày để mỗi cặp vợ chồng, những người con có thể hiểu được giá trị và tầm quan trọng của mái ấm gia đình, cùng chung tay xây dựng đại gia đình Việt Nam phát triển và ngày một tươi sáng.
  • Ngày gia đình Việt Nam gắn liền với những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, đó là lòng tự tôn dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Ngoài ra còn là ngày kết nối yêu thương, gắn kết tình cảm các thành viên trong gia đình. Vào ngày này, mỗi người con, người cháu, ông bà, cha mẹ cùng trao cho nhau những món quà ý nghĩa, những lời chúc chứa chan tình yêu thương.

3 - Gợi ý món quà trong ngày gia đình Việt Nam

Trong ngày gia đình Việt Nam, ông bà, cha mẹ hay những người con, người cháu có thể dành tặng nhau những món qùa nhỏ, thật ý nghĩa và chứa đựng nhiều hạnh phúc.

3.1 - Những món quà dành cho ông bà, cha mẹ

  • Thuốc bổ, thực phẩm dinh dưỡng: Đây có lẽ là món quà khá ý nghĩa, bởi điều này cho thấy sự quan tâm của con cháu đối với sức khỏe của ông bà, cha mẹ. Con cháu đều mong muốn ông bà, cha mẹ luôn mạnh khỏe, bình an, hạnh phúc và sống lâu cùng con cháu.
  • Quần áo: Trong ngày gia đình Việt Nam, những người con người cháu có thể tặng ông bà, cha mẹ những bộ quần áo mới. Chắc hẳn ông bà, cha mẹ sẽ cảm thấy vui lòng, ấm áp và cảm nhận được sự trưởng thành của con cháu.
  • Trà ngon: Việc uống trà là thói quen không thể thiếu ở mỗi gia đình Việt Nam, con cháu có thể tặng ông bà, cha mẹ những hộp trà ngon, đây có lẽ là món quà khá thiết thực.
  • Những điểm số cao: Chắn hẳn đây sẽ là món quà ý nghĩa nhất đối với ông bà, cha mẹ. Còn gì tuyệt vời hơn khi được chứng kiến các con, các cháu của mình luôn chăm ngoan, học giỏi và đạt được thành tích cao trong học tập.
  • Hoa và thiệp: Hoa và thiệp tuy chỉ là món quà nhỏ, có giá trị không cao, tuy nhiên đây sẽ là món quà chứa đựng những tấm lòng, tình yêu của con cháu đối với gia đình.

Ngoài ra, các bạn có thể tặng ông bà, cha mẹ của mình những món quà như trang sức, máy massage, đồ dùng gia đình... Nên lựa chọn quà tặng tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và khả năng của bản thân nhé. Đôi khi chẳng cần những món quà cao sang, sự xuất hiện của bạn hay những lời chúc ngọt ngào cũng đủ làm người thân cảm thấy ấm lòng và hạnh phúc.

3.2 - Những món quà ông bà, cha mẹ dành cho con cháu

  • Đồ dùng học tập: Chắc hẳn đối với những người con, người cháu còn ngồi trên ghế nhà trường thì đây sẽ là món quà thiết thực nhất, vừa có thể sử dụng trong học tập, vừa là nguồn động lực lớn nhất đối với con cháu.
  • Quần áo mới: Những bộ quần áo mới chắc hẳn sẽ là món quà độc đáo và ý nghĩa mà đứa trẻ nào cũng đều yêu thích.
  • Những chuyến đi chơi: Trong ngày gia đình Việt Nam, mỗi bậc ông bà cha mẹ có thể dành tặng các con những chuyến đi chơi, tham quan, trải nghiệm để các con có thể cảm nhận được tình yêu thương và không khí hạnh phúc.

Bên cạnh đó, còn nhiều món quà khá ý nghĩa như truyện tranh, đồ chơi, tấm vé xem phim, những tấm thiệp......

4 - Những lời chúc hay và ý nghĩa trong ngày gia đình Việt Nam

  • Nhân ngày gia đình Việt Nam, con chúc ông bà, bố mẹ luôn khỏe mạnh, hạnh phúc và vui vẻ.
  • Nhân ngày gia đình Việt Nam 28/6, con chúc tất cả thành viên trong gia đình mình mãi khỏe mạnh và luôn yêu thương nhau.
  • Thật may mắn và hạnh phúc khi là một thành viên trong gia đình, được đón nhận tình cảm yêu thương của tất cả mọi người. Chúc mừng ngày gia đình Việt Nam.
  • Nhân ngày gia đình Việt Nam con chúc tất cả mọi người luôn vui vẻ, hạnh phúc và luôn sát cánh bên con trên con đường phía trước.
  • Chúc mừng ngày gia đình Việt Nam, con kính chúc ông bà, cha mẹ có cuộc sống an yên, hạnh phúc, con hứa sẽ trở thành một người con ngoan, một công dân tốt để đem lại niềm vui và hãnh diện cho gia đình.

5 - Kết luận

  • Ngày gia đình Việt Nam là một trong những ngày có ý nghĩa vô cùng to lớn và thiêng liêng đối với mỗi người dân đất Việt. Đây là ngày là những người con, người cháu bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn đến với ông bà, cha mẹ. Đồng thời là ngày tôn vinh giá trị của mái ấm gia đình Việt, sẽ không có gì quý giá hơn tình cảm gia đình và được sống trong một gia đình vui vẻ, hạnh phúc.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về ngày gia đình Việt Nam 28/6. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ