Lãnh tụ Hồ Chí Minh trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam

Lãnh tụ Hồ Chí Minh trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam là một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại và thiêng liêng, đánh dấu bước ngoặt lớn của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến. Tuy nhiên Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước vào thời gian nào, có ý nghĩa ra sao thì không hẳn ai cũng rõ. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Khát vọng về con đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc

  • Nguyễn Ái Quốc sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Trưởng thành trong những năm tháng đất nước Việt Nam rơi vào cảnh lầm than, nô lệ, nhân dân chịu áp bức, đàn áp của chủ nghĩa thực dân, Nguyễn Ái Quốc đã luôn kỳ vọng, khát khao, nung nấu ý chí quyết tâm để tìm đường cứu nước, giúp nhân dân thoát khỏi cảnh nô lệ, giúp đất nước được hòa bình, độc lập, tự do.

  • Năm 1911, với 2 bàn tay trắng Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước tại nhiều quốc gia trên thế giới. Sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga hoàn toàn thắng lợi Người đã tìm ra đường lối, chính sách sáng suốt đó là theo chủ nghĩa Mac - Lênin. Lúc này Người vẫn luôn giữ liên lạc với các cán bộ, chiến sĩ hoạt động cách mạng trong nước và cùng mọi người hợp nhất các Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam 1930 để duy trì, củng cố niềm tin của nhân dân cả nước vào Đảng và Nhà nước, vào con đường cứu nước, hướng tới một Việt Nam hòa bình, độc lập và tòan vẹn lãnh thổ.

2 - Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam

  • Những năm bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc vẫn luôn liên lạc với các chiến sĩ cách mạng và dõi theo tình hình trong nước, đồng thời nhanh chóng tìm ra đường cứu nước để trở về quê hương lãnh đạo cách mạng. Năm 1940, nhân tình hình thế giới đang rối ren bởi Thế chiến 2, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn xây dựng căn cứ địa đầu tiên của cách mạng tại Cao Bằng và chuẩn bị cho hành trình trở về Tổ quốc.

  • Đồng chí Hoàng Văn Thụ giữ trọng trách đi đón Nguyễn Ái Quốc. Tháng 12/1940, Hoàng Văn Thụ đã gặp được Nguyễn Ái Quốc tại Trung Quốc và đưa Người về Cao Bằng. Thời gian này, Nguyễn Ái Quốc đã mở lớp huấn luyện đặc biệt cho các cán bộ tại Cao Bằng để chuẩn bị cho công cuộc chiến đấu sắp tới.
  • Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã vô cùng sáng suốt trong việc lựa chọn căn cứ địa tại Pác Bó, Cao Bằng bởi tầm nhìn xa trông rộng, Người đã nhìn ra đây là nơi hội tụ đủ những yếu tố "Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa". Ngay sau khi trở về, Người đã nhanh chóng truyền giảng tư tưởng chính trị, cách mạng cho toàn Đảng, toàn dân, và thành công đầu tiên đó là Cuộc Tổng khởi nghĩa - Cách mạng tháng Tám 1945, chính thức khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

3 - Vì sao lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng làm căn cứ địa của Cách mạng

  • Nguyễn Ái Quốc sau khi về nước đã xây dựng căn cứ địa tại Pác Bó, Cao Bằng là một trong những kế hoạch của Người đã được vạch ra từ trước. Cao Bằng là tỉnh có vị trí địa lý vô cùng lý tưởng với phía Nam giáp với Lạng Sơn và Bắc Cạn, phía Tây giáp với Hà Giang và Tuyên Quang, đồng thời giáp với biên giới Trung Quốc, có giao thông vô cùng thuận lợi trong việc tiến quân lan tỏa ra các tỉnh miền Bắc.

  • Cao Bằng là vùng núi có địa hình hiểm trở, nhiều núi cao, sông suối và thác ghềnh, được cho là một vị trí hội tụ đủ những yếu tố "Thiên thời, địa lợi, nhân hòa". Phía trong những ngọn núi cao là những thung lũng với đủ mọi hình dạng, kết hợp cùng các sông suối sẽ giúp ích cho quân đội ta trong việc trồng trọt, chăn nuôi, cung cấp lương thực cho cuộc sống, sinh hoạt, để dù cho đế quốc thực dân có cắt hết những đường viện trợ của ta thì quân ta vẫn có thể trụ được. 
  • Việc lựa chọn Cao Bằng trở thành căn cứ địa cách mạng là vô cùng sáng suốt. Không chỉ vì những yếu tố địa hình, thời tiết, khí hậu mà con người nơi đây cũng vô cùng thân thiện, nhiệt tình và đặc biệt có lòng trung thành, yêu nước thương dân. Đồng thời trong những năm kháng chiến, Cao Bằng là tỉnh thành có nhiều phong trào yêu nước, nhiều cuộc khởi nghĩa bắt nguồn từ đây, nhân dân Cao Bằng luôn sục sôi ý chí quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm để giành lại độc lập, tự do và hòa bình cho dân tộc, đất nước.

4 - Những hoạt động chính của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sau khi về Việt Nam

4.1 - Mở Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8

  • Trong những ngày từ 10-19/5/1941, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 tại Pác Bó, Cao Bằng với sự góp mặt của các cán bộ chiến sĩ và những người chỉ huy cách mạng. Trong Hội nghị, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra nhiệm vụ cấp bách nhất lúc này đó là xây dựng Đảng thành khối vững chắc, đào tạo các cán bộ, truyền bá tư tưởng cách mạng cho toàn thể chiến sĩ và nhân dân để chuẩn bị mở ra cuộc Tổng khởi nghĩa.

4.2 - Chỉ đạo thành lập Mặt trận Việt Minh

  • Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã kêu gọi toàn thể nhân dân cùng thành lập Mặt trận Việt Minh với vai trò thống nhất, hợp nhất toàn thể quân và dân cả nước. Chỉ trong thời gian ngắn, Mặt trận Việt Minh đã nhận được sự hưởng ứng và đồng tình của hàng ngàn nhân dân trên khắp mọi miền đất nước với đủ giới tính, tầng lớp, giai cấp, độ tuổi và dân tộc.

4.3 - Vận động xây dựng lực lượng quần chúng cách mạng

  • Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sau khi tìm ra đường lối, chính sách và tư tưởng đúng đắn đã đưa ra quyết định xây dựng lực lượng quần chúng cách mạng. Bởi cách mạng có thành công hay không còn phụ thuộc vào tinh thần đoàn kết, ý chí quyết đấu của toàn thể các tầng lớp nhân dân.

4.4 - Mở lớp đào tạo, huấn luyện cán bộ

  • Một trong những nhiệm vụ thiết yếu lúc này đó là đào tạo, rèn luyện các cán bộ nòng cốt để có thể chỉ huy, lãnh đạo quân và dân. Người luôn nhắc nhở các cán bộ cần biết lấy dân làm gốc, phải có đạo đức, phẩm chất tốt, có nhiều kinh nghiệm, có kiến thức và có thể lấy được lòng dân, được nhân dân tin tưởng và giao phó.

4.5 - Xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng để chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa

  • Tháng 8/1944, chớp lấy thời cơ Trung ương Đảng đã vận động toàn thể nhân dân cùng cầm vũ khí để chiến đấu, giành lại độc lập, tự do. Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân chính thức ra đời. Ban đầu đội chỉ gồm 34 chiến sĩ được trang bị đầy đủ súng, đạn dưới sự lãnh đạo của đồng chí Võ Nguyên Giáp.
  • Sau khi nhận lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh cần chiến thắng ngay trong trận đầu tiên để cổ vũ ý chí, tinh thần của nhân dân, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với việc vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng đã chính thức chiến thắng tại đồn Phai Khắt - Nà Ngần, mở ra bước tiến mới cho toàn Đảng toàn dân, tiếp thêm sức mạnh, niềm tin để chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa.

4.6 - Tăng cường công tác tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng

  • Tháng 8/1941, báo Việt Nam được xuất bản với những nội dung xoay quanh những tội ác của thực dân Pháp, kêu gọi nhân dân cả nước cùng đứng lên đấu tranh để giành lại chủ quyền, đánh đuổi thực dân Pháp, xóa tan ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân phong kiến. Báo Việt Nam được cho là phương tiện để truyền tin trên khắp cả nước, để nhân dân có thể cập nhật tình hình trên khắp mọi miền đất nước.
  • Bên cạnh đó, Người còn liên tục sáng tác những bài thơ, bài văn đề cập đến những đường lối của Đảng, con đường giải phóng dân tộc, tuyên truyền, giáo dục tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước và ý chí quyết tâm của dân tộc Việt Nam để tất cả mọi tầng lớp, giai cấp, mọi lứa tuổi đều cùng chung một lòng, cùng nhau đứng lên đấu tranh giành độc lập, tự do.

4.7 - Xây dựng các mối quan hệ quốc tế

  • Trong thời gian này, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vẫn liên tục sang Trung Quốc để tham gia hoạt động cách mạng của Việt Nam và Đồng minh. Năm 1942, trên đường đến Quảng Tây, Trung Quốc, Người đã bị bắt giữ, tuy nhiên đã được trả tự do chỉ một năm sau đó.
  • Tháng 2/1945, Người tham dự Hội nghị Đồng minh chống phát xít tại Côn Minh - Trung Quốc, đồng thời đưa ra những ý kiến đóng góp trong việc tìm cách đánh đuổi quân phát xít, thiết lập những mối quan hệ với Hoa Kỳ để có thể lấy được sự ủng hộ của các nước đồng minh.

5 - Ý nghĩa sự kiện lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước lãnh đạo cách mạng

  • Sau 30 bôn ba tại các quốc gia trên thế giới để đi tìm con đường cứu nước, năm 1941 Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc để lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Điều này cho thấy ý chí quyết tâm, lòng yêu nước, không ngại khó khăn, nguy hiểm của vị Lãnh tụ vĩ đại của toàn dân tộc. Người đã hi sinh tuổi xuân của mình để phục vụ cho cách mạng, giành lại độc lập cho nhân dân, đất nước. Công ơn của Người có lẽ toàn thể dân tộc Việt Nam sẽ không thể nào quên.

  • Sự kiện Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về đất nước đánh dấu bước chuyển biến vượt bậc của cách mạng Việt Nam, cho thấy Người đã tìm được đường lối, chính sách đúng đắn, sáng suốt, tìm được con đường cứu nước. Lần này trở về trực tiếp lãnh đạo bằng những kiến thức, kinh nghiệp đã được đúc kết của mình sau 30 năm để giúp đất nước giải phóng, giành được tự do. Đồng thời, dưới sự lãnh đạo của Người, nhân dân cả nước có thêm niềm tin, sức mạnh và ý chí chiến đấu, đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần vào thắng lợi của dân tộc.
  • Người đã tăng cường xây dựng những mối quan hệ quốc tế để nhận được sự ủng hộ, đồng tình của các quốc gia đồng minh, là một bước tiến khá quan trọng. Đồng thời khẳng định được tài năng, tầm nhìn xa trông rộng của Người về chính trị, văn hóa, tư tưởng, không chỉ đánh dấu mốc son huy hoàng của dân tộc mà còn là bài học vô cùng quý giá cho sự nghiệp cách mạng và công cuộc giành lại độc lập tự do.

6 - Kết luận

  • Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam 1941 là một trong những sự kiện lịch sử quan trọng và có ý nghĩa thiêng liêng đối với toàn thể dân tộc Việt Nam. Nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình, tầm nhìn chiến lược của Người đã giúp nhân dân Việt Nam có thêm sức mạnh, củng cố niềm tin để thành lập nên khối đại đoàn kết, cùng nhau đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc, giành lại chủ quyền dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về sự kiện Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam 28/1/1941. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ