Khởi nghĩa Đô Lương là một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa quan trọng và thiêng liêng, gắn liền với những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Đô Lương là gì, có diễn biến và kết qủa ra sao thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.
1 - Khởi nghĩa Đô Lương
- Khởi nghĩa Đô Lương hay còn được biết đến với tên gọi Binh Biến Đô Lương là một trong những sự kiện lịch sử đánh dấu mốc son huy hoàng của dân tộc Việt Nam diễn ra vào ngày 13/1/1941. Hàng năm vào ngày 13/1 dương lịch, Đảng, Nhà nước cùng toàn thể nhân dân cùng tới tượng đài khởi nghĩa Đô Lương, tại huyện Đô Lương để tiến hành nghi lễ dâng hương, bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đến những vị anh hùng dân tộc đã hi sinh thân mình để giành lại độc lập, tự do cho đất nước.
- Khởi nghĩa Đô Lương dưới sự chỉ huy của đồng chí Nguyễn Văn Cung (Đội Cung) là một cuộc khởi nghĩa có phạm vi rộng lớn, nhận được sự đồng tình của nhân dân cả nước. Ngày 13/1/1941, quân đội Việt Nam bắt đầu nổ những tiếng súng đầu tiên để khẳng định sẽ lấy lại chính quyền từ tay thực dân Pháp.
2 - Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Đô Lương
- Một trong những nguyên nhân nổ ra cuộc khởi nghĩa Đô Lương đó là do thực dân Pháp lúc này đang âm mưu xâm chiếm toàn bộ nước ta, chia cắt Đông Dương, đưa một phần đất của Đông Dương cho Xiêm quản lý, cho quân Nhật quản lý, đàn áp nhân dân Việt Nam, đồng thời bắt ép binh lính Việt Nam sang Lào để viện trợ cho quân Xiêm.
- Trong nước, thực dân Pháp không ngừng chèn ép, bóc lột và tra tấn quân và dân ta, chúng đưa ra đủ các loại tô thuế, bắt nhân dân lao động khổ sai để có tiền nộp sưu đóng thuế, ngăn cấm việc học hành, thực hiện chính sách ngu dân và đưa binh lính của Việt Nam ra chiến trường để thực hiện âm mưu bá chủ của chúng. Điều này đã gây nên sự nhức nhối cho toàn thể nhân dân, khiến toàn Đảng, toàn dân buộc phải đứng lên kêu gọi khởi nghĩa để giành lại chủ quyền dân tộc, thống nhất đất nước, mở ra một kỷ nguyên độc lập, tự do, để nhân dân không còn chịu cảnh lầm than cơ cực và những cái chết vô nguyên cớ.
- Những cuộc khởi nghĩa năm 1940 đã trở thành động lực, niềm tin cho toàn quân toàn dân Việt Nam để chuẩn bị kỹ lưỡng tất cả mọi thứ từ lực lượng, quân tư trang và lương thực để tiến hành cuộc khởi nghĩa Đô Lương, quyết tâm chiến thắng thực dân Pháp.
3 - Diễn biến khởi nghĩa Đô Lương
- Khởi nghĩa Đô Lương dưới sự lãnh đạo, chỉ huy của đồng chí Nguyễn Văn Cung (bí danh Đội Cung), một người con của vùng đất Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Giai đoạn 1930-1931, Nguyễn Văn Cung lúc này đang bị thực dân Pháp đẩy đi nô dịch ở Thanh Hóa, nhận lệnh dẫn quân về đồn Kim Nhan, huyện Anh Sơn để chuẩn bị chống lại phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh.
- Ngày 8/1/1941, Nguyễn Văn Cung lên chức đội trưởng của căn cứ Pháo ở Chợ Rạng có nhiệm vụ theo dõi, báo cáo lại tình hình khởi nghĩa Thanh Chương và Đô Lương. Ngoài mặt ông vờ nghe theo những mệnh lệnh của Pháp, tuy nhiên sau đó nhân cơ hội cùng quân dân Việt Nam phất cờ khởi nghĩa tại Đô Lương.
- Ngày 13/1/1941, cuộc khởi nghĩa Đô Lương chính thức bùng nổ và Nguyễn Văn Cung đã phân công việc cho từng đoàn đội. Ban đầu ông cho quân ngắt hết tất cả liên lạc tại Đô Lương và chuẩn bị mọi thứ cho việc triệt tiêu tay sai của pháp là Rosai và đồn trưởng Bạch. Hôm sau, thực dân Pháp phần nào đoán ra kế hoạch của ta và cho quân truy tìm Đội Cung cùng các chiến sĩ.
- Hầu hết những chiến sĩ trong cuộc khởi nghĩa đều bị bắt sống, sau đó Đội Cung tiếp tục bị bắt tại Cổng Chốt bởi có nội gián. Ngày 20/2/1941, thực dân Pháp ra lệnh tử hình Đội Cung cùng 10 chiến sĩ, những người khác đều bị xử chung thân hay bị đày đi lao động khổ sai.
4 - Kết quả khởi nghĩa Đô Lương
- Khởi nghĩa Đô Lương thất bại đồng nghĩa với việc chỉ huy Nguyễn Văn Cung cùng các chiến sĩ đều bị xử bắn và bị đầy đi lao động khổ sai cho thực dân Pháp. Mặc dù khởi nghĩa không dành được thắng lợi tuy nhiên đã thể hiện được tinh thần đoàn kết, một lòng trung thành với Đảng và Nhà nước của toàn thể nhân dân cùng những binh lính Việt Nam làm việc cho Pháp.
- Khởi nghĩa Đô Lương thất bại là do lực lượng của chúng ta còn non nớt, chưa đủ lớn mạnh để có thể đánh bại thực dân Pháp. Đồng thời chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về đường lối, sách lược, ban chỉ huy chưa có nhiều kinh nghiệm hay chưa thể tìm ra những điểm yếu, sơ hở của địch.
- Song cuộc khởi nghĩa đã gây chấn động toàn đất nước, trở thành bàn đạp, thúc đẩy những phong trào khởi nghĩa sau này. Khởi nghĩa Đô Lương đã cho thấy sự nhiệt huyết, lòng yêu nước, ý chí chiến đấu, không màng nguy hiểm, khó khăn của quân và dân ta, khẳng định với quân đội Pháp rằng chúng ta sẽ không bao giờ khuất phục và lùi bước. Tiếng súng đầu tiên của cuộc khởi nghĩa nổ ra là niềm động lực, cố gắng cho cuộc Tổng khởi nghĩa, là bước khởi đầu cho những cuộc chiến tranh giành lại độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
5 - Ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Đô Lương
- Cuộc khởi nghĩa Đô Lương đã cho thấy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm, kiên cường bất khuất, một lòng hướng về Đảng và cách mạng của toàn bộ quân và dân Việt Nam. Mặc dù cuộc khởi nghĩa thất bại tuy nhiên đã khẳng định được những nghĩa cử, truyền thống cao đẹp của đất nước, con người Việt Nam, rút ra những bài học quý giá, góp phần vào những thắng lợi của những cuộc khởi nghĩa sau này.
- Ngọn lửa chiến đấu, lòng quyết tâm giành lại chủ quyền, độc lập, tự do vẫn luôn nhen nhóm trong lòng mỗi người dân Việt Nam thời bấy giờ. Tất cả cùng nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, trung thành với Đảng, có niềm tin tuyệt đối vào những đường lối, chính sách của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, chỉ chờ thời cơ hợp lý là toàn quân toàn dân sẽ đồng lòng đứng lên đấu tranh, phất cờ khởi nghĩa để mang lại cuộc sống hòa bình, tự do và hạnh phúc cho nhân dân.
- Qua cuộc khởi nghĩa Đô Lương nhằm tuyên truyền, giáo dục mỗi thế hệ trẻ mai sau cần biết gìn giữ, phát huy những truyền thống tốt đẹp của cha ông, của dân tộc Việt Nam. Thế hệ trẻ hãy luôn cố gắng, nỗ lực trong học tập, lao động để xứng đáng với sự hi sinh của những anh hùng chiến sĩ đã hi sinh thân mình nơi tiền tuyến đẫm máu để giành lại độc lập, tự do, đồng thời góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày một giàu mạnh và vững bền.
6 - Kết luận
- Khởi nghĩa Đô Lương 13/1/1941 là một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng đối với dân tộc Việt Nam, gắn liền với những trang sử hào hùng của đất nước. Đây là ngày mỗi người dân không khỏi tự hào, xúc động về dân tộc, đất nước, con người Việt Nam. Đồng thời nhắc nhở mỗi chúng ta luôn cố gắng, phấn đấu để góp phần xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, có thể sánh vai cùng với các cường quốc năm châu.
Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về cuộc khởi nghĩa Đô Lương. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!