Chiến thắng biên giới Tây Nam chống quân xâm lược

Chiến thắng biên giới Tây Nam chống quân xâm lược có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với dân tộc Việt Nam và quân dân Campuchia. Tuy nhiên Chiến thắng biên giới Tây Nam chống quân xâm lược diễn ra vào thời gian nào, có bối cảnh lịch sử ra sao, diễn biễn và ý nghĩa thế nào thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Chiến tranh biên giới Tây Nam 

  • Chiến tranh biên giới Tây Nam còn được biết đến với tên gọi Chiến tranh biên giới Việt Nam - Campuchia, là cuộc chiến tranh xảy ra giữa Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Campuchia Dân chủ. Nguyên nhân chính dẫn đến cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam bắt nguồn từ việc quân Khmer Đỏ dẫn quân vào Việt Nam, tàn sát biết bao người dân vô tội, điều này đã gây nên sự nhức nhối và căm phẫn tột độ đối với toàn quân và dân Việt Nam.

  • Ngà 25/12/1978, quân đội nhân dân Việt Nam tiến công vào Campuchia và chính thức đánh bại Đảng Cộng sản Campuchia. Ngày 7/1/1979, quân đội ta hoàn toàn chiến thắng, song một số thành phần của Khmer Đỏ đã chạy thoát và âm mưu chiếm đánh chính phủ mới của Campuchia một lần nữa, điều này khiến Việt Nam vẫn tiếp tục đóng quân tại Campuchia trong một thời gian khá dài.

2 - Bối cảnh và nguyên dân cuộc chiến tranh

  • Tại Campuchia, đội quân Pôn Pốt đã đi ngược lại những đường lối, chính sách của Campuchia, tiến quân xâm lược biên giới Tây Nam của Việt Nam phá tan tình đoàn kết, hữu nghị của Việt Nam và Campuchia. Trong những năm cách mạng, Việt Nam và Campuchia là 2 nước láng giềng vô cùng khăng khít, luôn hỗ trợ nhau trong việc đánh đuổi đế quốc thực dân. Giai đoạn 1970-1975, quân Pôn Pốt đã giết hại nhiều chiến sĩ của Việt Nam tại Campuchia, điều này khiến dân ta vô cùng căm phẫn.
  • Đội quân Pôn Pốt luôn tìm cách phá vỡ mối quan hệ của Việt Nam - Lào - Campuchia. Đồng thời chia rẽ nội bộ tại Campuchia, giết hại 3 triệu người dân Campuchia và thực hiện kế hoạch tiến đánh vùng Tây Nam Việt Nam đòi chia lại biên giới Việt Nam - Campuchia.

  • Năm 1975, Việt Nam hoàn toàn thống nhất, quân Pôn Pốt đã dẫn quân tiến đánh nhiều vùng, địa phương phía Tây Nam nước ta và lần lượt chiếm đánh đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu, giết hại hơn 500 người dân vô tội. Sau đó, chúng liên tục khiêu khích quân ra, đánh chiếm Pa Chàm, Mộc Bài, Khuốc, Vạt Sa, Tà Nốt, Tà Bạt và sau đó âm mưu vào những vùng trung tâm của Việt Nam. Tội ác của chúng khiến dân ta vô cùng phẫn nộ và quyết tâm chiến đấu.
  • Quân Pôn Pốt nhận được sự hỗ trợ của bên ngoài nên chúng càng kiêu căng, hống hách và muốn xâm chiếm toàn bộ vùng biên giới Tây Nam. Chúng liên tục nói xấu, bôi nhọ Việt Nam, coi Việt Nam là kẻ thù lớn nhất vì vậy luôn tìm mọi cách để tiêu giệt quân và dân ta. Trong thời gian dài chuẩn bị cho việc xâm lược, đến đầu năm 1977, quân Pôn Pốt đưa quân cùng những vũ khí hiện đại tiến sang biên giới Tây Nam nhằm thôn tính và xâm chiếm nơi đây. Ngày 30/4/1977, trong lúc toàn quân và dân Việt Nam đang vui mừng làm lễ kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, quân Pôn Pôt đã kéo sang Việt Nam để thực hiện chiến tranh xâm lược.
  • Những tội ác của quân Pôn Pốt khiến quân ta không thể khoanh tay đứng nhìn. Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đáp lại lời kêu gọi của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, Việt Nam đã đứng lên đấu tranh để giành lại độc lập, tự do và xóa sổ quân Pôn Pốt để chúng không thể tiếp tục tàn sát, làm hại nhân dân 2 nước.

3 - So sánh lực lượng 2 bên

3.1 - Việt Nam

  • Lúc này tướng Lê Trọng Tấn đã trực tiếp lãnh đạo quân đội Việt Nam đáp trả quân Pôn Pốt.
  • Quân đoàn 2: Quân đoàn 2 gồm Sư đoàn 304, 325 cùng Trung đoàn bộ binh 8, tiến theo hướng Tây để đánh vùng Phnôm Pênh, cảng Kompong Som.
  • Quân đoàn 3: Gồm Sư đoàn 10, 31, 320, 302 để loại bỏ quân Pôn Pốt ở Tây Ninh, sau đó tới Kampong Cham và Đông Bắc Campuchia.
  • Quân đoàn 4: Gồm Sư đoàn 7, 9, 341, cùng Sư đoàn 2, Lữ đoàn 22 thiết giáp, Lữ đoàn 24 pháo binh, Lữ đoàn 25 công binh tiến đánh phía Tây và Tây Nam Tây Ninh và sau đó là Svay Rieng và Phnom Pênh.
  • Quân khu 5: Gồm Sư đoàn 307, 309, Lữ đoàn đặc công 198, tiến đánh từ Pleiku và đánh bại toàn bộ quân Pôn Pốt ở Đông Bắc Campuchia.
  • Quân khu 7: Gồm Sư đoàn 5, 302, 303, Trung đoàn đặc công 117, Lữ đoàn 12 thiết giáp, Trung đoàn 262 pháo binh, Trung đoàn 26 thiết giáp, Trung đoàn công binh E25 QK7, tiến đánh từ Tây Ninh tới Kratie và Kampong Cham.
  • Quân khu 9: Gồm Sư đoàn 4, 330, 339, tiến đánh từ Tịnh Biên đến Ta Keo và Phnom Pênh.
  • Hải quân Việt Nam tiến đánh vào vùng duyên hải Đông Nam Campuchia, sau đó tiến vào Ream và cảng Sihamoukville.
  • Không quân Việt Nam được trang bị máy chiến đấu, máy bay trực thăng và máy bay vận tải để hỗ trợ cho bộ binh cùng hải quân.

3.2 - Campuchia

  • Đội quân Pôn Pốt có tổng cộng 19 Sư đoàn được trang bị đầy đủ những vũ khí, trang thiết bị chiến đấu hiện đại và được lãnh đạo bởi những người có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm chiến đấu cùng những binh sĩ trung thành đến mù quáng. Tuy nhiên những lực lượng của quân Pôn Pốt giảm đi rất nhiều bởi bị quân ta đánh bại trong cuộc chiến đầu tiên, lúc này mỗi Sư đoàn chỉ gồm khoảng 4000 người.
  • Bọn chúng có máy bay chiến đấu, sư đoàn thủy quân, sư đoàn hải quân, sư đoàn không quân, tuy nhiên hầu hết những máy bay của chúng đều bị quân ta tịch thu nên những sư đoàn không quân trong cuộc chiến đấu có vai trò như bộ binh.
  • Đồng thời, chúng được tài trợ nhiều xe tăng, trọng pháo cùng những vũ khí tân tiến bởi những nước vẫn đang nhăm nhe, thôn tính Việt Nam.

4 - Diễn biến cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam

4.1 - Giai đoạn 1

  • Những năm 1975 đến 1978, quân Pôn Pốt không chỉ tàn sát người dân ở Campuchia, chia rẽ tình đoàn kết, hữu nghị giữa các nước láng giềng mà chúng còn ngang nhiên dẫn quân đánh chiếm Tây Nam Việt Nam phá hủy biết bao cơ sở vật chất và giết hại biết bao người dân vô tội. Điều này đã gây nên sự nhức nhối của toàn quân và nhân dân Việt Nam. Lúc này khi Việt Nam ta vừa giành được hòa bình, thống nhất đất nước nên vẫn muốn thương lượng để tránh xảy ra những cuộc chiến đẫm máu, làm tổn hại lực lượng và quân dân, chủ yếu quân ra chỉ phòng ngự và tìm mọi cách để chúng thu quân về nhưng chúng vẫn nhất quyết chiếm đánh nước ta.

4.2 - Giai đoạn 2

  • Cuối năm 1978, quân Pôn Pốt đã chính thức dẫn quân vào Việt Nam với lực lượng lớn được trang bị đầy đủ vũ khí chiến đấu hiện đại. Trong suốt hơn 5 tháng chiến đấu không ngừng nghỉ, Việt Nam phần nào tiêu diệt được những đội quân chủ chốt của tập đoàn Pôn Pốt nhưng chúng vẫn chưa buông bỏ ý định. Điều này khiến Việt Nam bắt buộc phải dẫn quân sang Campuchia để xóa bỏ quân Pôn Pốt vĩnh viễn.

4.3 - Giai đoạn 3

  • Trong giai đoạn từ 1979 đến 1985, tàn quân Pôn Pốt sau khi trốn chạy sang Thái Lan nhận được sự viện trợ của Thái Lan, Trung Quốc và Mỹ nên tiếp tục quay lại giành chính quyền tại Campuchia. Năm 1982, mặc dù quân Pôn Pốt hoàn toàn rút khỏi Việt Nam, tuy nhiên vẫn chưa xóa bỏ được tận gốc nên quân đội ta vẫn còn tiếp tục đóng quân tại Campuchia.
  • Lúc này quân Pôn Pốt quay trở lại Campuchia, song quân đội của Cộng hòa Nhân dân Campuchia vẫn chưa thực sự lớn mạnh, có thể sẽ bị đánh bại một lần nữa nên Việt Nam buộc đóng quân tại đây để bảo vệ nhân dân Campuchia đồng thời đánh bại và trừ khử hoàn toàn quân Pôn Pốt.
  • Năm 1984-1985, quân đội Việt Nam sau khi đánh bại những sư đoàn của Pôn Pốt tại nhiều tỉnh thành đã tiến công vào căn cứ chính của quân Pôn Pốt khiến lực lượng của chúng giảm sút đi khá nhiều và không còn cơ hội để tiếp tục lộng hành.

4.4 - Giai đoạn 4

  • Những năm 1986 tới 1989, quân đội ta phần nào nhìn thấy sự trưởng thành, lớn mạnh của Cộng hòa Nhân dân Campuchia nên đã rút quân về Việt Nam. Lúc này, tàn quân Pôn Pốt đang nhăm nhe đánh Campuchia một lần nữa nhưng đã bị dập tắt hoàn toàn bởi Cộng hòa Nhân dân Campuchia. Tất cả những tay sai, cán bộ, chỉ huy của quân Pôn Pốt đều bị bắt giữ và chờ lệnh xét xử.

5 - Ý nghĩa chiến thắng biên giới Tây Nam chống quân xâm lược

Chiến thắng biên giới Tây Nam chống quân xâm lược là một trong những sự kiện lịch sử lẫy lừng, có ý nghĩa vô cùng quan trọng và thiêng liêng.

5.1 - Đối với Việt Nam

  • Chiến thắng biên giới Tây Nam thể hiện được tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước và ý chí chiến đấu, kiên cường bất khuất của toàn quân Việt Nam. Chiến thắng này khẳng định chủ quyền Việt Nam là bất khả xâm phạm, trải qua biết bao năm kháng chiến gian nan, cực khổ, đánh đuổi bao quân xâm lược nhưng quân đội nhân dân Việt Nam vẫn vững lòng tin vào Đảng, Nhà nước, sẵn sàng hi sinh thân mình để giành lại độc lập tự do.
  • Bên cạnh đó còn cho thấy tình đoàn kết, hữu nghị của nhân dân 2 nước Việt Nam - Campuchia, sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ nước láng giềng anh em khi gặp khó khăn, thể hiện được nghĩa cử cao cả và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

5.2 - Đối với Campuchia

  • Chiến thắng biên giới Tây Nam không chỉ đánh đuổi quân xâm lược khỏi Việt Nam mà còn mở ra kỷ nguyên mới của đất nước Campuchia, chính thức đánh bại quân Pôn Pốt, xây dựng chế độ Cộng hòa nhân dân Campuchia. Từ nay nhân dân Campuchia sẽ không còn phải sống trong cảnh đàn áp, bóc lột, sẽ có được cuộc sống bình yên, hạnh phúc.

5.3 - Đối với quốc tế

  • Chiến thắng biên giới Tây Nam được xem là đại thắng của Việt Nam và Campuchia, cho thấy tình cảm gắn bó, khăng khít của 2 nước thành viên khu vực, đồng thời nhấn mạnh tinh thần đoàn kết, tình hữu nghị của chính quyền và nhân dân 2 nước. Từ nay, 2 đất nước Việt Nam - Campuchia đã hoàn toàn giải phóng, trở thành đất nước độc lập, tự do, vì vậy chiến thắng này còn phần nào thúc đẩy mối quan hệ hợp tác song phương, cùng nhau phát triển kinh tế, xã hội hướng đến một thế giới hòa bình, hạnh phúc.
  • Bên cạnh đó, chiến thắng này còn góp phần xóa bỏ những định kiến về văn hóa, xã hội và nạn phân biệt chủng tộc ở các quốc gia trên thế giới, để tất cả mọi người thuộc mọi tầng lớp, giai cấp, màu da, tôn giáo đều được hưởng những quyền lợi và chế độ tốt đẹp nhất.

6 - Kết luận

  • Chiến thắng biên giới Tây Nam chống quân xâm lược là một trong những sự kiện lích sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Chiến thắng này không chỉ khẳng định được chủ quyền dân tộc, tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, ý chí chiến đấu của toàn quân Việt Nam mà còn cho thấy tình đoàn kết, hữu nghị của các nước thành viên khu vực Đông Nam Á.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về chiến thắng biên giới Tây Nam. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại.