Tết Hạ Nguyên là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng trong năm và có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi người dân đất Việt. Tuy nhiên Tết Hạ Nguyên là ngày gì, có nguồn gốc ra sao, ý nghĩa thế nào thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.
1 - Tết Hạ Nguyên là ngày gì?
- Tết Hạ Nguyên hay còn được biết đến với tên gọi Tết cơm mới, Tết lúa mới, là một trong những nghi lễ đặc biệt, mang đậm giá trị văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Tết Hạ Nguyên diễn ra vào ngày 15 tháng 10 âm lịch hàng năm với những phong tục tập quán riêng biệt. Vào ngày này, mỗi gia đình Việt Nam thường mua gạo mới, lúa mới dâng lên ông bà, tổ tiên và các vị thần linh để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn.
- Tuy nhiên, ngày Tết Hạ Nguyên chủ yếu được tổ chức tại các làng quê, mỗi hộ gia đình nông dân Việt Nam và đây là nghi lễ khá mới mẻ, xa lạ với người dân thành phố, nơi không diễn ra hoạt động nông nghiệp.
1.1 - Nguồn gốc Tết Hạ Nguyên
- Tương truyền rằng, vào ngày Tết Hạ Nguyên, Ngọc Hoàng đại đế đã ra lệnh cho một số vị thần xuống trần gian để xem xét tình hình rồi quay trở về bẩm báo, đây cũng là lúc vụ mùa vừa thu hoạch. Để tạ ơn trời đất, thần linh đã che chở, phù hộ độ trì cho cả năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mỗi hộ nông dân đều sắm sửa hương hoa lễ vật, chuẩn bị gạo mới, lúa mới kính dâng lên các vị thần linh. Từ đó trở đi vào ngày 15 tháng 10 hàng năm, nhân gian đều tổ chức lễ Hạ Nguyên để mong được thần linh phù hộ, chở che.
1.2 - Ý nghĩa ngày Tết Hạ Nguyên
- Tết Hạ Nguyên là ngày lễ truyền thống của dân tộc Việt Nam, đây là ngày nhà nhà, người người nô nức sắm sửa hương hoa quả mới, gạo mới, lúa mới dâng lên ông bà gia tiên và các vị thần linh để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn trong những năm qua đã luôn phù hộ độ trì, che chở, ban phát phước lành cho nhân gian.
- Đồng thời, Tết Hạ Nguyên còn thể hiện truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", những đạo lý tốt đẹp của đất nước, con người Việt Nam, là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ông bà, cha mẹ, những người có công sinh thành, dưỡng dục bằng những món quà nhỏ chứa chan tình yêu thương.
- Vào ngày Tết Hạ Nguyên, mọi gia đình cùng nhau đi lễ chùa cầu siêu cho những người thân đã khuất, cho những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh thân mình để bảo vệ non sông. Hơn nữa là dịp để mọi người cầu lộc, cầu tài, cầu bình an, hi vọng cuộc sống luôn thuận lợi, may mắn, công thành danh toại, sức khỏe dồi dào và vạn sự hanh thông.
2 - Phong tục trong ngày Tết Hạ Nguyên
Trong ngày Tết Hạ Nguyên, ở mỗi vùng, mỗi địa phương đều có những phong tục, tập quán riêng biệt, mang đậm bản sắc văn hóa của từng vùng miền.
2.1 - Vùng Đồng bằng sông Hồng
- Đồng bằng sông Hồng là nơi có truyền thống gằn liền với nền văn minh lúa nước. Vào dịp Tết Hạ Nguyên, mỗi gia đình nơi đây đều cùng nhau làm bánh chưng, bánh giày, bánh nếp, bánh trôi từ những nguyên liệu sẵn có trong gia đình, những vật phẩm thu hoạch được trong vụ mùa vừa qua cùng hương hoa lễ phẩm, mâm cơm thịnh soạn để dâng lên ông bà, gia tiên.
2.2 - Vùng Tây Bắc, Tây Nguyên
- Tại vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, nhân dân buôn làng thường thờ cúng thần sông, thần núi. Và vào dịp Tết Hạ Nguyên hàng năm, người dân nơi đây thường làm lễ cúng với những món ăn đặc sản quê hương, mong các vị thần linh chở che, phù hộ độ trì cho buôn làng được bình an, mạnh khỏe.
2.3 - Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Hàng năm, đến ngày Tết Hạ Nguyên, các hộ gia đình Đồng bằng sông Cửu Long sẽ hội họp cùng nhau làm bánh tét, bánh nếp và bánh bao cùng những món đặc sản như heo quay, gà luộc, xôi, giò, chè...để dâng lên ông bà, gia tiên và các vị thần linh, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.
3 - Những điều nên làm trong Tết Hạ Nguyên
3.1 - Tặng quà và đến thăm người thân
- Đây là dịp mỗi người con, người cháu thể hiện lòng thành kính, biết ơn đến ông bà, cha mẹ, đến những người đã có công sinh thành, dưỡng dục bằng những món quà nhỏ, chứa đựng nhiều ý nghĩa. Hay có thể gửi tặng ông bà, cha mẹ những đấu gạo, nếp mới để ngày Tết Hạ Nguyên được diễn ra đúng với ý nghĩa và giá trị văn hóa.
3.2 - Cúng gia tiên và thần linh
- Ngày Tết Hạ Nguyên còn là dịp để mỗi gia đình tạ ơn tổ tiên, thần linh luôn che chở, bảo vệ, phù hộ độ trì cho con cháu toàn gia được bình an, mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn. Trong ngày này, các thành viên trong gia đình cùng nhau sắm sửa hương hoa lễ vật, lau dọn bàn thờ, nhà cửa và chuẩn bị mâm cơm cúng thịnh sọan dâng lên gia tiên và thần linh.
3.3 - Đi lễ chùa
- Trong ngày Tết Hạ Nguyên, hầu hết các gia đình đều đi lễ chùa cầu an, cầu lộc, cầu tài, cầu cho cả năm được suôn sẻ, thuận lợi, công thành danh toại và thuận buồm xuôi gió. Đồng thời cũng là dịp để cầu siêu cho các vong linh được siêu thoát.
4 - Mâm lễ cúng Tết Hạ Nguyên
Mâm lễ cúng ngày Tết Hạ Nguyên được chuẩn bị, sắm sửa tùy thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình và văn hóa từng vùng miền. Tuy nhiên mâm lễ cúng không cần quá long trọng, hoành tráng nhưng cũng không nên quá sơ sài, thiếu thốn.
- Một đấu gạo mới, nếp mới
- Xôi, chè ngũ sắc
- Gà luộc hoặc heo quay
- Bánh in, bánh kẹo đặc sản từng vùng miền
- Trái cây, hoa tươi
- Tiền, vàng mã, nến thơm, hương thơm
- Rượu, nước trắng, trà ngon
5 - Một số lưu ý trong Tết Hạ Nguyên
"Có thờ có thiêng, có kiêng có lành", trong Tết Hạ Nguyên nên lưu ý những điều sau đây để luôn gặp may mắn, suôn sẻ và thành công, cũng như hạn chế, phòng tránh được những điều xui xẻo, rủi ro và vận hạn không mong muốn.
- Trong ngày Tết Hạ Nguyên, các thành viên trong gia đình nên cùng nhau đi lễ chùa cầu siêu cho những người thân đã khuất, đồng thời cầu lộc, cầu tài, cầu bình an cho bản thân và đại gia đình.
- Mỗi người con, người cháu nên gửi gắm đến ông bà, cha mẹ những lời chúc yêu thương hay những món quà nhỏ, ấm áp và ý nghĩa.
- Lễ cúng Tết Hạ Nguyên nên tiến hành vào khung giờ đẹp trong ngày.
- Tránh gây gổ, cãi vã và xảy ra mâu thuẫn trong ngày Tết Hạ Nguyên.
- Kiêng sát sinh, tránh làm những việc ác, trái lương tâm đạo đức con người hay gây điều thị phi, tai tiếng.
- Tránh nói những lời xui xẻo, rủi ro khiến mọi người đều lo lắng, bất an.
- Tránh làm rơi vỡ đồ đạc, vât phẩm cúng lễ.
6 - Kết luận
- Tết Hạ Nguyên là một trong những ngày lễ truyền thống đặc biệt và có ý nghĩa tâm linh sâu sắc đối với mỗi người dân đất Việt. Đây là dịp để mỗi người con người cháu thể hiện lòng thành kính, biết ơn đến ông bà, cha mẹ đã có công sinh thành, dưỡng dục bằng những món quà nhỏ chứa chan tình yêu thương hay là dịp để mỗi người cầu sức khỏe, cầu bình an, cầu lộc, cầu tài, cầu cho một năm được thuận lợi và gặp nhiều may mắn.
Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về ngày Tết Hạ Nguyên. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!