Nước ta đổi quốc hiệu từ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành Cộng hòa XHCN Việt Nam là một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọng và thiêng liêng. Tuy nhiên Nước ta đổi quốc hiệu từ Việt Nam dân chủ cộng hòa thành Cộng hòa XHCN Việt Nam vào thời gian nào, quốc hiệu nước ta qua từng thời đại ra sao, ý nghĩa quốc hiệu là gì thì không hẳn ai cũng rõ. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.
1 - Nước ta đổi quốc hiệu từ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành Cộng hòa XHCN Việt Nam
- Ngày 2/9/1945, sau khi cuộc Tổng khởi nghĩa - Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngay những ngày đầu ra đời, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phải đối mặt với biết bao thăng trầm, thù trong giặc ngoài luôn rình rập nhòm ngó, khó khăn về kinh tế, chính trị và xã hội. Năm 1946, sau 1 năm khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trên khắp mọi miền Tổ quốc đã diễn ra cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên để nhân dân thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của công dân tham gia vào bầu cử các cán bộ có tài có đức cho bộ máy Nhà nước.
- Hơn 2 thập kỷ sau đó, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa luôn phải gồng mình để chống lại đế quốc Mỹ xâm lược, giúp nhân dân thoát khỏi cảnh lầm than cơ cực, giành lại chủ quyền, độc lập tự do và thống nhất đất nước.
- Chiến thắng mùa Xuân 1975 đã đánh bại hoàn toàn đế quốc Mỹ, buộc chúng phải rút quân khỏi Việt Nam, 2 miền Nam - Bắc chính thức thống nhất, nhân dân được hòa bình, tự do. Đầu năm 1976, đất nước ta đã đi đến quyết định mở ra cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội, chọn ra những đại biểu ưu tú, xuất sắc thuộc các tầng lớp, giai cấp, dân tộc.
- Ngày 2/7/1976, trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội đã chính thức đổi tên từ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
2 - Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử
Quốc hiệu là tên gọi quan trọng và vô cùng thiêng liêng của mỗi quốc gia, thể hiện đó là một quốc gia có chủ quyền, độc lập và tự do. Khẳng định niềm tự hào, lòng tự tôn dân tộc, đồng thời cho thấy tất cả các đất nước trên thế giới đều hướng tới hòa bình, bình đẳng. Đất nước ta từ những năm đầu dựng nước, quốc hiệu của Việt Nam đã từng thay đổi nhiều lần, cụ thể như sau:
- Văn Lang: Đây là quốc hiệu đầu tiên của Việt Nam ra đời vào hơn 1000 năm trước Công Nguyên. Nhà nước Văn Lang chính là cột mốc đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam có quốc hiệu.
- Âu Lạc: Dưới thời Thục Phán An Dương Vương, nhà nước Âu Lạc chính thức ra đời khoảng năm 207 trước Công Nguyên. Nhà nước Âu Lạc là sự sáp nhập giữa Âu Việt và Lạc Việt, cùng nhau đánh đuổi quân Tần và sau đó hình thành nên nước Âu Lạc.
- Vạn Xuân: Đây là thời kỳ thuộc triều đại nhà Tiền Lý và Triệu Việt Vương, thời gian này Việt Nam đã đánh bại Trung Hoa và khẳng định chủ quyền dân tộc. Tháng 2 năm 544, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa đánh bại quân Lương, sau đó lên ngôi Hoàng đế và nước Vạn Xuân ra đời từ đây.
- Đại Cồ Việt: Đại Cồ Việt là quốc hiệu được sử dụng trong thời nhà Đinh và đầu nhà Lý. Tên gọi Đại Cồ Việt là ý tưởng của vua Đinh Tiên Hoàng vào những năm 968.
- Đại Việt: Quốc hiệu Đại Việt được đặt bởi vua Lý Thánh Tông từ năm 1054. Tuy nhiên sau khi Hồ Quý Ly lên ngôi vào năm 1400 đã đổi tên thành Đại Ngu. Năm 1407, nước ta bị quân Minh xâm lược, sau đó Lê Lợi đại phá quân Minh và đổi tên nước thành Đại Việt.
- Đại Ngu: Đây là quốc hiệu được sử dụng trong thời nhà Hồ. Năm 1400 khi Hồ Qúy Ly lên ngôi đã đổi tên thành Đại Ngu.
- Việt Nam: Triều đại nhà Nguyễn đất nước ta đã đổi tên thành Việt Nam. Ban đầu, ý định của vua Gia Long là quốc hiệu Nam Việt, song Nam Việt tương tự với tên gọi của quốc gia cổ Nam Việt triều đại nhà Triệu nên đã được đổi lại là Việt Nam để tạo sự khác biệt. Những năm thực dân Pháp xâm lược nước ta, quốc hiệu được gọi là An Nam, tuy nhiên từ 1945 sau cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công đã đổi thành Việt Nam.
- Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Sau cuộc Tổng khởi nghĩa - Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: Sau khi chiến dịch mùa Xuân 1975 đại thắng, đất nước hoàn toàn thống nhất, quét sạch đế quốc Mỹ ra khỏi nước ta. Ngày 2/7/1976, trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội đã chính thức đổi tên từ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
3 - Thành tựu của nước ta sau khi đổi quốc hiệu
- Sau hơn 4 thập kỷ đổi quốc hiệu thành Cộng hòa XHCN Việt Nam đã đánh dấu bước tiến vượt bậc của đất nước, cho thấy sự thay đổi, lớn mạnh và phát triển của đất nước. Giai đoạn khởi đầu, Đảng và nhân dân đã phải cố gắng, nỗ lực để phục hồi, hàn gắn vết thương do chiến tranh về cả kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng và an ninh, cùng hướng tới một đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
- Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được kết quả đáng mong đợi trên con đường xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam. Mặc dù sau khi thống nhất đất nước tuy nhiên vẫn luôn đứng trước nguy cơ phải đối mặt với thù trong, giặc ngoài.
- Một trong những thành tích vượt trội đó là Việt Nam đã không còn nằm trong danh sách nước kém phát triển, kinh tế phần nào ổn định, cải thiện được tình trạng nghèo khó, thất nghiệp cuả nhân dân, thu nhập bình quân đầu người tăng cao, mở rộng các mối quan hệ hợp tác song phương, đa phương và củng cố chỗ đứng của Việt Nam trên thế giới.
- Việt Nam đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, khẳng định vị thế và uy tín trên thế giới. Từ đó đã cho thấy đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam vô cùng đúng đắn và sáng suốt, việc xây dựng đất nước theo CNXH đã giúp đất nước từ con số 0 đã đạt được những thành tựu nhất định.
4 - Kết luận
- Nước ta đổi quốc hiệu từ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành Cộng hòa XHCN Việt Nam là một trong những sự kiện lịch sử vô cùng trọng đại và thiêng liêng đối với toàn thể dân tộc Việt Nam. Đây là thời khắc lịch sử đất nước Việt Nam chính thức chuyển sang Chủ nghĩa Xã hội, khẳng định Việt Nam là đất nước có chủ quyền, độc lập, tự do.
Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về sự kiện Nước ta đổi quốc hiệu từ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành Cộng hòa XHCN Việt Nam. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!