Ngày thành lập công đoàn Việt Nam là một ngày có ý nghĩa trọng đại và thiêng liêng, gắn liền với những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên ngày thành lập công đoàn Việt Nam là ngày nào, có lịch sử ra sao, ý nghĩa thế nào thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.
1 - Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam là ngày nào?
- Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam là ngày có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với người dân đất Việt diễn ra vào ngày 28/7 dương lịch hàng năm. Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội bao gồm giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và nhân dân lao động xây dựng lên nhằm thống nhất, đoàn kết tất cả mọi giai cấp, mọi tầng lớp trên toàn đất nước Việt Nam, hướng đến việc phát triển đất nước giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
1.1 - Lịch sử hình thành ngày thành lập Công đoàn Việt Nam
- Giai đoạn 1924-1925, đồng chí Nguyễn Ái Quốc thông qua cuộc họp tại Quảng Châu (Trung Quốc) đã đưa ra những sáng kiến trong việc thành lập Công Hội nhằm đào tại những cán bộ, những thanh niên ưu tú và hợp nhất giai cấp công nhân, giới trí thức và người lao động, bởi tất cả đều là những lực lượng nòng cốt của cách mạng.
- Những năm 1928-1929, tại các tỉnh thành trên cả nước nhiều tổ chức Công Hội đỏ lần lượt ra đời theo chủ trương và đường lối của Đảng và Nhà nước. Cho đến ngày 28/7/1929, tổng Công Hội đỏ miền Bắc chính thức được thành lập và cho ra đời tờ báo Lao động và tạp chí Công Hội Đỏ. Những năm sau đó, tổng Công Hội đỏ ở khu vực miền Trung, miền Nam lần lượt ra đời và là một tổ chức lớn mạnh của đất nước.
- Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức lấy ngày 28/7/1929 làm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam. Vào cuộc họp Đại hội đại biểu Công đoàn toàn quốc lần thứ 5 đã thống nhất lấy ngày 28/7/1929 trở thành ngày thành lập Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
1.2 - Tên gọi của Công đoàn Việt Nam qua các giai đoạn
Kể từ khi thành lập cho đến nay Công đoàn Việt Nam đã trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi để phù hợp với những vai trò, nhiệm vụ của từng giai đoạn.
- Giai đoạn 1929-1935: Công hội Đỏ.
- Giai đoạn 1935-1939: Nghiệp đoàn Ái Hữu.
- Giai đoạn 1939-1941: Hội Công nhân Phản đế.
- Giai đoạn 1941-1946: Hội Công nhân Cứu quốc.
- Giai đoạn 1946-1961: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Giai đoạn 1961-1988: Tổng Công đoàn Việt Nam.
- Từ 1988 đến nay: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
2 - Ý nghĩa ngày thành lập Công đoàn Việt Nam
- Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam khẳng định vai trò quan trọng của giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng. Đây là ngày thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết một lòng, ý chí quyết chiến quyết thắng của mọi tầng lớp nhân dân, tất cả đều một lòng hướng về Tổ quốc, cùng nhau đấu tranh giành lại độc lập tự do dân tộc, đồng thời đòi quyền lợi và chế độ cho giai cấp công nhân và tầng lớp lao động.
- Trải qua gần một thế kỷ qua, tổ chức Công đoàn Việt Nam ngày một trưởng thành và phát triển, đây là tổ chức tập hợp tất cả giai cấp công nhân, tri thức, người lao động trên cả nước. Trong thời kháng chiến, Công đoàn Việt Nam đã khẳng định được vai trò, tầm quan trọng thông qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đây là một trong những lực lượng nòng cốt góp phần vào chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam. Khi đất nước hoàn toàn thống nhất, giành lại độc lập tự do, Công đoàn Việt Nam đã góp phần lớn vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế, xã hội cùng chung tay góp sức để Việt Nam có thể trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh.
- Ngoài ra, hàng năm vào mỗi ngày kỷ niệm thành lập Công đoàn Việt Nam, mỗi người dân Việt Nam đều thể hiện lòng thành kính biết ơn đến những cán bộ, anh hùng chiến sĩ, giai cấp công nhân, người lao động đã không ngại khó khăn, nguy hiểm, hi sinh thân mình để bảo vệ chủ quyền, giành lại độc lập tự do, để thế hệ mai sau được sống trong một thế giới hòa bình và hạnh phúc.
3 - Vai trò của Công đoàn Việt Nam
3.1 - Chính trị
- Công đoàn Việt Nam là một trong những tổ chức lớn mạnh nhất trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước. Là sợi dây kết nối giữa Nhà nước và nhân dân lao động. Công đoàn Việt Nam ra đời với mục đích tôn trọng nhân dân, bảo vệ quyền lợi của nhân dân.
3.2 - Kinh tế
- Giai cấp công nhân, người lao động là một trong những lực lượng nòng cốt trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, thúc đẩy nền kinh tế đất nước ngày một giàu mạnh. Tổ chức Công đoàn hoạt động dựa trên nguyên tắc xóa bỏ quan liêu, bao cấp, hướng đến bình đẳng, công bằng, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đưa những kiến thức mới, sáng tạo, hiện đại về đất nước, giúp Việt Nam nhanh chóng trở thành một quốc gia phát triển, giàu mạnh.
3.3 - Văn hóa, xã hội
- Từ những năm kháng chiến cho đến nay, Công đoàn vẫn luôn cố gắng hoạt động theo chủ trương "Do dân và vì dân", luôn nâng cao việc giáo dục công nhân, viên chức, người lao động, không ngừng học hỏi những kiến thức mới mẻ, những thành tựu của nhân loại để thúc đẩy nền văn hóa đất nước.
- Đồng thời Công đoàn Việt Nam luôn tuyên truyền về lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết tới các tầng lớp nhân dân để tất cả cùng chung tay góp sức, xây dựng một khối đại đoàn kết, hướng đến mục tiêu Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
4 - Những hoạt động kỷ niệm ngày thành lập công đoàn Việt Nam
Vào ngày thành lập công đoàn Việt Nam hàng năm, các cơ quan đòan thể đều tổ chức những hoạt động vô cùng ý nghĩa và thiết thực.
4.1 - Tổ chức khen thưởng Công đoàn Cơ sở
- Hàng năm vào ngày thành lập công đoàn Việt Nam 28/7, các Công đoàn cấp lãnh đạo sẽ tổ chức khen thưởng cấp cơ sở, cổ vũ, động viên tinh thần các công nhân viên chức, người lao động. Ngoài ra, còn có những chương trình văn nghệ, ca múa nhạc để kỷ niệm ngày thành lập công đoàn Việt Nam.
4.2 - Tặng quà cho công nhân viên
- Trong ngày Công đoàn Việt Nam, các công nhân viên cũng sẽ nhận được những đóa hoa hay những phần quà ý nghĩa từ các cấp lãnh đạo. Ngoài ra, đây cũng là dịp những công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình về vật chất lẫn tinh thần từ các cấp lãnh đạo, công đoàn trong cơ quan xí nghiệp và Nhà nước.
5 - Kết luận
- Ngày thành lập công đoàn Việt Nam là một trong những ngày đặc biệt và có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, sâu sắc đối với dân tộc Việt Nam. Đây là ngày lễ kỷ niệm sự ra đời của Công đoàn, cho thấy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, ý chí quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, tất cả cùng chung tay góp sức để xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phát triển và giàu mạnh.
Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về ngày thành lập công đoàn Việt Nam. Cảm ơn qúy độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!