Khởi nghĩa Nam Kỳ là một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại và thiêng liêng, gắn liền với những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên Khởi nghĩa Nam Kỳ diễn ra vào thời gian nào, bối cảnh lịch sử ra sao, rút ra được bài học kinh nghiệm nào thì không hẳn ai cũng rõ. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.
1 - Khởi nghĩa Nam Kỳ
- Khởi nghĩa Nam Kỳ là một trong những phong trào đấu tranh của nhân dân Nam Bộ đứng lên chống lại thực dân Pháp diễn ra vào ngày 23/11/1940, ngay sau cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ dưới sự lãnh đạo và chỉ huy của Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành một trong những cuộc đấu tranh có quy mô rộng lớn nhất thời bấy giờ, là tiền đề cho những thắng lợi của các phong trào kháng chiến sau này.
2 - Bối cảnh lịch sử
- Năm 1940, phát xít Nhật chiếm ưu thế tại Đông Dương, mở ra cuộc đàm phán với Pháp nhằm độc chiếm Đông Dương. Trong khi cuộc đàm phán chưa đi đến kết quả cuối cùng, tướng Nhật Takuma Nishimura đã dẫn quân đoàn Hoa Nam tiến đánh Pháp nhằm mục đích đe dọa, cố tình khiêu chiến. Thực dân Pháp lúc này vừa phải đối mặt với Đức Quốc Xã, phần nào suy yếu lực lượng nên đã chấp nhận đồng ý cho quân Nhật chiếm đóng Đông Dương.
- Trong nước nhân dân ta dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, chúng ra sức bóc lột, đàn áp nhân dân, khiến cuộc sống người dân trên khắp mọi miền Tổ quốc rơi vào khó khăn, cùng cực. Tháng 11/1940, quân phiệt Thái Lan đã đi theo phát xít Nhật xâm lược Campuchia. Thực dân Pháp đã ép nhân dân Nam Bộ phải ra trận thay cho chúng. Lúc này nhân dân ta gồng mình để chống lại phát xít Nhật và thực dân Pháp càng khiến có thêm sức mạnh, ý chí quyết tâm đánh giặc và điển hình là khởi nghĩa Nam Kỳ.
3 - Công tác chuẩn bị
- Tháng 3/1940, đồng chí Võ Văn Tần được bổ nhiệm làm bí thứ Ban thường vụ Xứ ủy Nam Kỳ đã đưa ra những ý kiến nhằm thống nhất các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nam Kỳ đứng lên chống lại thực dân Pháp. Trên đường phố, các tầng lớp, giai cấp cùng tham gia những cuộc biểu tình đòi quyền lợi, đòi tự do, làm ảnh hưởng đến tinh thần của thực dân Pháp.
- Đồng chí Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy quân và dân từ khâu chuẩn bị, cho đến việc đốc thúc các lực lượng, tập trung các đội tự vệ, đội du kích đóng quân chủ yếu ở bến cảng, trường học, chợ tại Sài Gòn. Tại các địa phương, nhân dân trong vùng cũng đồng lòng, chung tay góp sức để chuẩn bị cho cuộc tổng phản công của Nam Bộ.
- Các lò rèn ngày đêm làm việc miệt mài để nhanh chóng bổ sung thêm vũ khí, đạn dược. Nhiều cơ sở sản xuất bo, lựu đạn, súng nhận được sự ủng hộ, đóng góp nhiệt tình từ toàn thể nhân dân. Trong quân đội Pháp có khoảng 15000 binh lính Việt, luôn chờ thời cơ để cùng nhân dân đấu tranh.
4 - Diễn biến cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ
- Tháng 7/1940, tại Mỹ Tho diễn ra cuộc họp để đưa ra những ý kiến, sách lược, chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa. Sau khi hội nghị kết thúc, đồng chí Phan Đăng Lưu nhận lệnh ra Bắc xin chỉ thị của Trung ương Đảng. Lúc này Bí thư Võ Văn Tần đã bị thực dân Pháp bắt giữ nên đồng chí Tạ Uyên lên nắm quyền điều hành và lãnh đạo.
- Ngày 30/7/1940, đồng chí Nguyễn Hữu Tiến cùng Nguyễn Thị Minh Khai đều bị bắt tại Chợ Lớn, đồng thời bản kế hoạch chi tiết đã rơi vào tay thực dân Pháp. Lúc này tại Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương cho rằng đây chưa phải là thời cơ thích hợp để hành động vì vậy đã đề nghị Xứ ủy Nam Kỳ không nên quá nóng vội. Đồng chí Phan Văn Lưu quay trở về Nam Kỳ để thông báo lệnh hoãn khởi nghĩa, tuy nhiên đã chậm một bước bởi trước đó lệnh khởi nghĩa đã được phát động đi khắp các tỉnh Nam Bộ.
- Mọi bước đi của cuộc khởi nghĩa đã bị thực dân Pháp nắm trong tay, vì vậy vào ngày 22/11/1940, đồng chí Tạ Uyên, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu, Phan Nhung cùng các cán bộ đều bị bắt giữ.
- Rạng sáng ngày 23/11/1940, quân và dân Nam Kỳ đã nổ tiếng súng đầu tiên báo hiệu lệnh khởi nghĩa trên toàn khu vực Nam Bộ. Tại khắp các tỉnh miền Nam, những lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới, nhân dân Nam Kỳ đã bắt sống được nhiều lính Pháp cùng tay sai, đồng thời tịch thu thóc gạo, ruộng đất, của cải của địa chủ chia cho dân nghèo. Ngay sau đó, thực dân Pháp đã liên tục đàn áp cuộc khởi nghĩa tại các tỉnh thành với những trang thiết bị, vũ khí tối tân. Quân dân tỉnh Mỹ Tho đã anh dũng chiến đâu, khiến một số căn cứ của Pháp bị phá tan và giết chết tên tướng Pháp cùng bọn tay sai ở Cầu Bông.
- Những ngày sau đó, các tỉnh miền Nam vẫn quyết tâm đánh giặc, trong đó Hooc Môn, Cần Giuộc, Tây Ninh, Bến Lức, Đồng Tháp Mười phần nào đã đánh cho quân Pháp không kịp trở tay. Tuy nhiên tại Sài Gòn, kế hoạch đã rơi vào tay Pháp nên đã thất bại, biết bao quân lính và người dân hi sinh, bao làng mạng, thôn xóm, cơ sở vật chất bị phá tan, những chiến sĩ cộng sản Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai cùng các đảng viên khác đều bị xử bắn. Khởi nghĩa Nam Kỳ đã thất bại.
5 - Ý nghĩa lịch sử Khởi nghĩa Nam Kỳ
- Khởi nghĩa Nam Kỳ đã cho thấy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm, kiên cường bất khuất, một lòng hướng về Đảng và cách mạng của toàn bộ quân và dân Việt Nam. Qua đó khẳng định được những nghĩa cử, truyền thống cao đẹp của đất nước, con người Việt Nam, mặc dù khởi nghĩa thất bại song đã rút ra những bài học quý giá, góp phần vào những thắng lợi của những cuộc khởi nghĩa sau này, giúp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Ngọn lửa chiến đấu, lòng quyết tâm giành lại chủ quyền, độc lập, tự do vẫn luôn nhen nhóm trong lòng mỗi người dân Việt Nam thời bấy giờ. Tất cả cùng nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, trung thành với Đảng, có niềm tin tuyệt đối vào những đường lối, chính sách của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, chỉ chờ thời cơ hợp lý là toàn quân toàn dân sẽ đồng lòng đứng lên đấu tranh, phất cờ khởi nghĩa để mang lại cuộc sống hòa bình, tự do và hạnh phúc cho nhân dân.
- Đồng thời còn cho thấy niềm tự hào, lòng tự tôn dân tộc, sự trung thành với Đảng và Nhà nước, luôn nhắc nhở toàn dân sống và làm việc theo chủ trương của Đảng, theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thúc đẩy các thế hệ mai sau cần học tập, noi theo tấm gương của những thế hệ đi trước, không ngừng nỗ lực, cố gắng để xây dựng, phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, vững bền để không phụ lòng những anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền, giành lại độc lập tự do, để chúng ta cho được cuộc sống hòa bình, hạnh phúc và ấm no.
- Hơn thế nữa, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra giáng một đòn tâm lý vào thực dân Pháp và phát xít Nhật, phần nào làm ảnh hưởng đến những kế hoạch, âm mưu và chính trị của chúng, là bước tiến lớn giúp cuộc Tổng khởi nghĩa - Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công rực rỡ.
6 - Bài học kinh nghiệm
Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đã trở thành nguồn động lực lớn đối với nhân dân cả nước, cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân trong những cuộc kháng chiến sau này, mặc dù thất bại song đã để lại những bài học vô cùng quý giá:
- Những phong trào, những cuộc khởi nghĩa muốn đi đến thắng lợi thì đầu tiên cần để nhân dân, quân đội hiểu hết được những đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, cần phối hợp nhịp nhàng với các địa phương, tỉnh thành trên cả nước. Nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của khởi nghĩa Nam Kỳ có lẽ là chưa nhận được sự đồng lòng của nhân dân cả nước.
- Lực lượng chính trị, công tác chuẩn bị vũ trang, vũ khí, quân tư trang, lương thực tiếp tế cho tiền tuyến cũng là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu, cần so sánh sự tương quan giữa quân ta và địch bởi "Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng".
- Cần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, mặc dù quân đội vẫn là lực lượng nòng cốt, tuy nhiên vẫn cần đến sức mạnh, sự ủng hộ của các giai cấp nhân dân.
- Thông qua cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, Đảng và Nhà nước cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho các tầng lớp nhân dân để có thể thấm nhuần những chủ trương của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Đặc biệt là những kinh nghiệm về tổ chức chiến đấu, cần đưa ra những phương án đề phòng việc thất bại, có thể rút quân nếu cần thiết tránh gây ra tổn thất nặng nề về người và của.
7 - Kết luận
- Khởi nghĩa Nam Kỳ 23/11/1940 là một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng đối với dân tộc Việt Nam, gắn liền với những trang sử hào hùng của đất nước. Đây là ngày mỗi người dân không khỏi tự hào, xúc động về dân tộc, đất nước, con người Việt Nam qua từng thời đại. Đồng thời nhắc nhở mỗi chúng ta luôn cố gắng, phấn đấu để góp phần xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, có thể sánh vai cùng với các cường quốc năm châu.
Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về khởi nghĩa Nam Kỳ. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!