Khởi nghĩa Ba Tơ là một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa quan trọng và thiêng liêng đối với toàn thể dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên bối cảnh lịch sử cuộc khởi nghĩa Ba Tơ thế nào, diễn biến và ý nghĩa ra sao thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.
1 - Khởi nghĩa Ba Tơ diễn ra vào thời gian nào?
- Khởi nghĩa Ba Tơ là một trong những sự kiện lịch sử trọng đại và hào hùng của nhân dân vùng đất Ba Tơ, Quảng Ngãi diễn ra vào ngày 11/3/1945 đánh dấu những bước tiến vượt bậc của cách mạng Việt Nam. Những năm thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, chúng đã xây dựng đồn sơn phòng và nhà tù chính trị tại Ba Tơ giam giữ những chiến sĩ hoạt động cách mạng và người dân vô tội đã gây ra sự căm phẫn đến tột độ đối với tất cả nhân dân địa phương.
- Ngày 10/3/1945, Nhật đảo chính lật đổ chính quyền thực dân Pháp, điều này chính là thời cơ để quân và dân Ba Tơ đứng lên đấu tranh, giành lại độc lập tự do. Đêm ngày 10/3 rạng sáng 11/3/1945, quân dân Ba Tơ chính thức phất cờ khởi nghĩa.
2 - Hoàn cảnh lịch sử
- Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo các cuộc cách mạng Việt Nam. Tháng 4/1930, tại huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi đã thành lập Chi bộ Cộng sản hoạt động dưới sự quản lý của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày một lớn mạnh hơn.
- Trong thời gian này, thực dân Pháp liên tục đàn áp nhân dân ở Quảng Ngãi và các tỉnh thành trong nước khiến nhân dân vô cùng căm phẫn, chúng liên tục hành hạ, tra tấn quân và dân. Tuy nhiên tất cả các chiến sĩ và nhân dân đều không khuất phục, một lòng trung thành với Đảng và Tổ quốc.
- Ngày 23/9/1940, quân Pháp nhường một số vùng lại cho Nhật để phát xít Nhật tiền vào Lạng Sơn, đánh bá một số khu vực miền Bắc, đây là lúc nhân dân Việt Nam cực khổ nhất khi phải chống lại Pháp và Nhật. Trong hình thế này buộc Đảng và Nhà nước cùng quân đội nhân dân phải vùng lên để chống lại 2 kẻ thù, giành lại chủ quyền dân tộc.
- Trong năm 1940-1941, nhiều cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, nhiều cán bộ, chiến sĩ chịu cảnh tù đày, lao dịch khổ sai tại Di Lăng, Trà Bồng, Ba Tơ...Đồng thời thực dân Pháp còn thực hiện nhiều thủ đoạn tàn ác, cắt đứt liên lạc của cách mạng, dần dần tiêu diệt hết các chiến sĩ và Đảng viên, chúng còn xây dựng nhà tù tại Ba Tơ. Những tội ác của chúng khiến quân và dân không thể đứng yên và quyết định phất cờ khởi nghĩa.
3 - Quá trình chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa
- Ngày 22/12/1941, Tại Thái Bình Dương diễn ra cuộc đấu tranh và đây chính là thời cơ của quân ta tiến lên. Năm 1941, thực dân Pháp xây dựng nhà tù Căng an trí Ba Tơ để giam giữ những Đảng viên và chiến sĩ cách mạng. Tuy nhiên Ba Tơ nổi tiếng là vùng đất có truyền thống yêu nước, có lòng trung thành với Đảng, luôn một lòng hướng về Tổ quốc. Ba Tơ là vùng đất có vị trí địa lý đắc địa với nhiều núi cao, hiểm trở vì vậy thực Pháp đã lập căn cứ ở nơi đây.
- Những tù binh tại Buôn Ma Thuột, Lao Bảo, Di Lăng, Trà Bồng, Quảng Ngãi bị áp giải về nhà tù Căng an trí Ba Tơ. Trong đó bao gồm cả những cán bộ cách mạng như Trần Toại, Lê Cả, Huỳnh Mau, Huỳnh Ty, Nguyễn Tiểu, Võ Phấn, Hoàng Tấu, Nguyễn Đôn, Nguyễn Khoách, Phạm Kiệt, Trần Hàm, Trần Qúy Hai, Trương Quang Giao, Nguyễn Cừ và Trần Lương.
- Tại nhà tù Căng an tri, những chiến sĩ đã đoàn kết để âm thầm tổ chức, khơi dậy những cuộc khởi nghĩa sắp tới. Năm 1942, các chiến sĩ trong tù đã tìm mọi cách để liên lạc với Đảng và cho ra đời Ủy ban vận động cách mạng để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa Ba Tơ. Năm 1943, đồng chí Tố Hữu đã nhận lệnh cấp trên đến nhắn lại cho các cán bộ tỉnh Quảng Ngãi về kế hoạch, chính sách của Đảng.
- Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời và đồng thời Hội nghị Tỉnh ủy lâm thời đã đưa ra chính sách cần tích cực hành động để có thể giành lại chính quyền từ tay thực dân Pháp. Ngày 9/3/1945, Nhật và Pháp giao tranh để chiếm Đông Dương. Đảng và Nhà nước đã ra hiệu lệnh đây là thời cơ tốt nhất của chúng ta.
- Ngày 10/3/1945, quân đội và nhân dân Ba Tơ đã tập kết để chuẩn bị lực lượng, quân tư trang tiến đánh thực dân Pháp. Sau khi nhất trí với mọi ý kiến trong cuộc họp, Đảng đã thành lập ban chỉ huy bạo động bao gồm trưởng ban Phạm Kiệt và phó ban Nguyễn Đôn. Đồng thời hạ lệnh rạng sáng 11/3/1945, tất cả tập hợp để chuẩn bị khởi nghĩa.
4 - Diễn biến cuộc khởi nghĩa Ba Tơ
- Nhận lệnh của chỉ huy, đồng chí Nguyễn Đôn tới Trường An để vận động nhân dân biểu tình khiến Pháp căng thẳng đồng thời thăm dò dự định và âm mưu của chúng. Trưa ngày 11/3/1945, quân ta đã đưa ra những kế hoạch mới để toàn vẹn tất cả mọi việc, tránh việc thất bại và bị thực dân Pháp đàn áp như những phong trào trước đây.
- Ban chỉ huy khởi nghĩa Ba Tơ bao gồm đồng chí Phạm Kiệt, Nguyễn Đôn, Nguyễn Khoách, có nhiệm vụ dẫn quân để phát động khởi nghĩa Ba Tơ. Đồng chí Võ Thứ, Trần Lương được giao trọng trách huy động nhân dân ở Mộ Đức, Nghĩa Thành, Đức Phổ để kết nối với tỉnh Bình Định, đồng thời hỗ trợ khởi nghĩa Ba Tơ. Đồng chí Trần Qúy Hai có trách nhiệm liên lạc và truyền thông tin. Đồng chí Trương Quang Giao, Tư Nghĩa cùng nhân dân Ba Tơ đứng lên đấu tranh giành lại chính quyền.
- Trước tiên khởi nghĩa Ba Tơ tiến đánh vùng Nha kiểm lý nhằm chiếm được những quân tư trang và lương thực, sau đó dẫn quân tới đồn Ba Tơ. Chiều ngày 11/3/1945, toàn nhân dân Ba Tơ đã tập kết tại sân vận động Ba Tơ để tham gia khởi nghĩa. Tất cả mọi người cùng hô vang khẩu hiệu "đánh đổ phát xít Nhật, ủng hộ Mặt trận Việt Minh", "Đánh đuổi phát xít Nhật, quét sạch phát xít Pháp", "Việt Nam độc lập, Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm".
- Đến chiều tối, quân và dân tiến tới Nha kiểm lý Ba Tơ bắt sống chỉ huy Bùi Danh Ngũ, tịch thu tất cả vũ khí. Sau đó quân ta tiến thẳng tới đồn Ba Tơ, khiến quân địch buộc phải đầu hàng vô điều kiện. Khởi nghĩa Ba Tơ hoàn toàn thắng lợi, thành công rực rỡ.
5 - Ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Ba Tơ
Khởi nghĩa Ba Tơ là một trong những sự kiện lịch sử quan trọng, gắn liền với những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, góp phần thúc đẩy, cổ vũ cho các phong trào cách mạng, làm nên thắng lợi vẻ vang cho toàn Đảng toàn dân.
5.1 - Đối với Quảng Ngãi
- Khởi nghĩa Ba Tơ chiến thắng là niềm hân hoan, vui mừng của nhân dân Ba Tơ và đồng bào cả nước, được coi là bước tiến lớn cho những cuộc khởi nghĩa sau này, là bàn đạp để dẫn tới Cách mạng Tháng Tám thành công. Đồng thời khẳng định được sức mạnh của toàn quân toàn dân Quảng Ngãi, cho thấy tinh thần đoàn kết, ý chí chiến đấu, kiên cường bất khuất đã mở ra kỷ nguyên mới cho vùng đất Quảng Ngãi cũng như dân tộc Việt Nam.
- Tại Ba Tơ hình thành nhiều Đội du kích, nhiều chiến khu và căn cứ địa kiên cố, trở thành lực lượng chủ chốt của tỉnh Quảng Ngãi để chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa toàn quốc. Khởi nghĩa Ba Tơ thắng lợi đã phát động phong trào đấu tranh trên mọi miền đất nước, để củng cố niềm tin, sức mạnh cho nhân dân cả nước cùng đứng lên đấu tranh để Việt Nam có thể độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ giành thắng lợi vẻ vang cho thấy những chính sách, đường lối sáng suốt của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời khẳng định được ý chí quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết của toàn Đảng toàn dân, dù khó khăn, nguy hiểm vẫn vững bước, giữ vững lòng tin để giành lại chủ quyền dân tộc.
5.2 - Đối với vùng Trung Bộ
- Khởi nghĩa Ba Tơ dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đã xuất sắc giành được thắng lợi ngay từ những trận đánh đầu tiên. Chiến thắng này đã góp phần thúc đẩy, cổ vũ, khích lệ tinh thần, ý chí chiến đấu của nhân dân các tỉnh lân cận và đồng bào cả nước, đánh dấu bước ngoặt lớn cho lịch sử cách mạng Việt Nam.
- Quảng Ngãi là tỉnh thành giành thắng lợi đầu tiên trong cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám. Sau đó quân và dân Quảng Ngãi đã giúp đỡ, hỗ trợ cho các tỉnh thành lân cận để giành lại độc lập, tự do. Đồng thời tiến lên các tỉnh thành ở Nam Trung Bộ và trở thành lực lượng nòng cốt, chủ lực của cách mạng Việt Nam.
5.3 - Đối với dân tộc Việt Nam
- Khởi nghĩa Ba Tơ thắng lợi còn cho thấy niềm tự hào, lòng tự tôn dân tộc, sự trung thành với Đảng và Nhà nước, luôn nhắc nhở toàn dân sống và làm việc theo chủ trương của Đảng, theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thúc đẩy các thế hệ mai sau cần học tập, noi theo tấm gương của những thế hệ đi trước, không ngừng nỗ lực, cố gắng để xây dựng, phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, vững bền để không phụ lòng những anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền, giành lại độc lập tự do, để chúng ta cho được cuộc sống hòa bình, hạnh phúc và ấm no.
- Ngoài ra, còn khẳng định được một chân lý, chỉ cần các quốc gia đang bị áp bức, xiềng xích luôn đoàn kết một lòng, có ý chí chiến đấu, lòng yêu nước cùng những sách lược đúng đắn thì chắc chắn sẽ giành được độc lập, tự do. Khời nghĩa Ba Tơ toàn thắng góp phần lớn vào việc cổ vũ, khích lệ, động viên các quốc gia trên thế giới đứng lên đấu tranh để giành lại tự do, hướng đến một thế giới hòa bình và văn minh.
6 - Bài học kinh nghiệm
Khởi nghĩa Ba Tơ thắng lợi đã rút ra nhiều bài học vô cùng quý báu, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang cho dân tộc Việt Nam ở những cuộc chiến sau này.
- Các cán bộ, quân dân Ba Tơ đã thấm nhuần những tư tưởng, đường lối của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đó là biết nắm bắt thời cơ hợp lý để phát động phong trào, đứng lên đấu tranh. Đồng thời khởi nghĩa Ba Tơ thắng lợi nhờ vào tình hình chính trị quốc tế đang gặp rối ren, Nhật - Pháp bắn nhau và đây là cơ hội của chúng ta. Từ đó rút ra cho chúng ta một bài học, để khởi nghĩa có thể hoàn toàn thắng lợi một phần dựa vào việc nắm bắt, tận dụng mọi thời cơ, đồng thời cần có kế hoạch, sách lược rõ ràng, chuẩn bị tốt về lực lượng, vũ trang và tinh thần.
- Khởi nghĩa Ba Tơ thắng lợi nhờ vào tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước thương dân, ý chí chiến đấu anh dũng của quân và dân, những đường lối sáng suốt của Đảng, đồng thời khát khao giành độc lập, tự do cũng khiến tinh thần, sức mạnh của quân và dân được tăng lên gấp bội.
- Việc chọn lựa căn cứ địa hợp lý cũng là nguyên nhân tất yếu dẫn đến thắng lợi. Vì vậy mỗi phong trào đấu tranh, mỗi cuộc khởi nghĩa nổ ra thì trước hết cần chọn căn cứ địa an toàn, có vị trí địa lý phù hợp, có thể tấn công từ mọi hướng, tiện di chuyển, tiện liên lạc và có thể bảo vệ an toàn cho quân và dân.
- Khởi nghĩa Ba Tơ đã cho thấy Đảng ta đã biết vận dụng, kết hợp các hình thức đấu tranh, giữa chính trị và vũ trang, điều này khiến quân địch trở tay không kịp và buộc phải đầu hàng. Ngoài ra, các cán bộ cần biết phát huy trách nhiệm, vai trò, tích cực vận động nhân dân tham gia kháng chiến, truyền bá những tư tưởng, đường lối cách mạng cho quân và dân, tạo niềm tin cho nhân dân và một lòng trung thành với Đảng với cách mạng Việt Nam.
7 - Kết luận
- Khởi nghĩa Ba Tơ thắng lợi là một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng đối với dân tộc Việt Nam, gắn liền với những trang sử hào hùng của đất nước. Đây là ngày mỗi người dân không khỏi tự hào, xúc động về dân tộc, đất nước, con người Việt Nam qua từng thời đại. Đồng thời nhắc nhở mỗi chúng ta luôn cố gắng, phấn đấu để góp phần xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, có thể sánh vai cùng với các cường quốc năm châu.
Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về khởi nghĩa Ba Tơ. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!