Hồ chủ tịch ra lời kêu gọi “Không có gì quý hơn độc lập, tự do"

Hồ chủ tịch ra lời kêu gọi “Không có gì quý hơn độc lập, tự do" ngày 17/7/1966 là sự kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng trọng đại và thiêng liêng đối với toàn thể dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên bối cảnh lịch sử khi Hồ chủ tịch ra lời kêu gọi thế nào, ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại ra sao thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.

1 - Bối cảnh lịch sử

  • Năm 1954, dân tộc Việt Nam hoàn toàn đánh bại thực dân Pháp xâm lược, miền Bắc được giải phóng, tuy nhiên miền Nam vẫn chịu cảnh đàn áp, bóc lột của đế quốc Mỹ. Cuối năm 1964, những phong trào khởi nghĩa của nhân dân miền Nam bùng nổ mạnh mẽ, đồng thời chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" bị dập tắt song đế quốc Mỹ vẫn luôn có âm mưu thôn tính Việt Nam. Ngay sau đó, đế quốc Mỹ đã tiến hành "Chiến tranh cục bộ", cuộc chiến tranh đẫm máu và khốc liệt.
  • Tháng 8/1964, đế quốc Mỹ đã cho lực lượng hải quân và không quân tiến đánh miền Bắc, cắt những tuyến chi viện, liên lạc giữa miền Bắc và miền Nam, nhằm để quân và dân ta thấy khó mà lui. Chính những khó khăn, thử thách đó đã khiến toàn dân vô cùng căm phẫn, thúc đẩy những phong trào cứu nước. Lúc này miền Bắc vẫn tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, viện trợ cho miền Nam, cũng như tập hợp mọi lực lượng chuẩn bị cho cuộc Tổng kháng chiến.  

  • Nhiều cán bộ, nhân dân lúc này cảm thấy chiến dịch đánh Mỹ vô cùng mạo hiểm bởi không khác gì "Lấy trứng chọi đá". Chính những suy nghĩ như vậy, phần nào làm ảnh hưởng đến tinh thần, tư tưởng của quân và dân ta. Vì vậy nhiệm vụ cấp bách nhất chính là tìm ra giải pháp để cổ vũ, khích lệ tinh thần nhân dân.
  • Tháng 3/1965, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã khích lệ, động viên quân và dân cùng quyết tâm đánh đuổi đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, dù như thế nào cũng không được nản lòng, nhụt chí. Để nhân dân có thêm quyết tâm, sức mạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Lời kêu gọi "Không có gì quý hơn độc lập, tự do".

2 - Lời kêu gọi của Hồ chủ tịch "Không có gì quý hơn độc lập, tự do"

  • Ngày 17/7/1966, Đài Tiếng nói Việt Nam cùng báo Nhân Dân đã đăng bản tin "Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh" để nhân dân cả nước cùng nghe và đón đọc. Trong lời kêu gọi, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cao tinh thần chiến đấu, ý chí quyết tâm của đồng bào cả nước, tất cả cùng hướng tới mục tiêu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên hòa bình, độc lập, tự do.

  • Nhờ lời kêu gọi của Bác Hồ xuất hiện đúng thời điểm đã đánh tan những suy nghĩ "sợ Mỹ", đẩy lùi sự lo âu, thay vào đó là lòng quyết tâm, yêu nước, củng cố tinh thần đoàn kết, nhân dân có thêm niềm tin, sức mạnh để có thể đánh đuổi mọi kẻ thù. Trong lời kêu gọi có viết: "Chiến tranh dù trải qua 5 năm, 10 năm, 20 năm, hay có thể kéo dài, có thể tất cả làng mạc, thành phố bị phá hủy hoàn toàn, tuy nhiên nhân dân Việt Nam sẽ không bao giờ lùi bước". 
  • Một trong những chân lý được toàn Đảng, toàn dân vô cùng hưởng ứng, đồng tình đó là "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" đã đánh vào tinh thần, suy nghĩ và mục tiêu của toàn thể nhân dân Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, tất cả đều đồng lòng, quyết tâm để giải phóng dân tộc, cùng hướng tới một thế giới hòa bình, độc lập, không chiến tranh.

3 - Chân lý bất hủ

  • Lời kêu gọi của Hồ chủ tịch "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" đã soi sáng, dẫn lối cho toàn Đảng, toàn dân là một chân lý bất hủ có ý nghĩa vô cùng quan trọng và thiêng liêng. Đây không chỉ là lời kêu gọi toàn dân đứng lên để bảo vệ Tổ quốc, để giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ mà còn mở ra một thời đại mới, đất nước độc lập, nhân dân tự do, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
  • Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, toàn quân toàn dân Việt Nam luôn khẳng định cho toàn thế giới biết đến ý chí kiên cường, bất khuất, lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết của đồng bào cả nước, quyết tâm đánh đuổi kẻ thù, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

  • Tư tưởng "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", toàn quân và dân cùng nhau mở cuộc Tổng tiến công mùa Xuân 1975 với khẩu hiệu: "đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào". Mặc dù sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, quân và dân vùng biên giới vẫn phải đối mặt với những âm mưu mới của các quốc gia vùng biên cương, song nhờ ý chí, nhờ ghi nhớ những lời kêu gọi, những tư tưởng cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh quân ta tiếp tục giành thắng lợi, đất nước Việt Nam chính thức được độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ. Kể từ đó, nhiệm vụ chính của toàn Đảng, toàn dân là cùng nhau xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh và văn minh.

4 - Ý nghĩa lời kêu gọi "Không có gì quý hơn độc lập, tự do"

  • Lời kêu gọi "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" giống như một lời cổ vũ, động viên, khích lệ đồng bào cả nước cùng đứng lên đấu tranh giành lại chủ quyền dân tộc, đồng thời củng cố niềm tin và sức mạnh cho nhân dân, chung sức chung lòng đánh đuổi giặc Mỹ. Lời kêu gọi của Bác khẳng định được tư tưởng, đường lối đúng đắn và sáng suốt của Đảng và Nhà nước trong công cuộc giải phóng và bảo vệ đất nước.
  • Đây không chỉ là lời kêu gọi trong những năm kháng chiến, mà hiện nay trong thời bình, chân lý "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" vẫn luôn thôi thúc toàn Đảng, toàn dân cùng cố gắng trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, bởi độc lập, tự do là yếu tố hàng đầu quyết định sự lớn mạnh, phát triển của một quốc gia, đất nước không độc lập, không tự do thì không có ý nghĩa gì cả. Tuy nhiên song song với lời kêu gọi là hành động của quân và dân, nếu ngồi yên không cố gắng thì sẽ khó có thể nhận được những gì mình mong muốn. 

  • Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, hàn gắn vết thương sau chiến tranh, đất nước Việt Nam đã không ngừng cố gắng để tạo ra những thành quả tốt đẹp trong quân sự, chính trị, văn hóa và kinh tế. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa bởi Bác Hồ đã từng viết: "Đời sống nhân dân chỉ có thể thật dồi dào khi biết dùng máy móc để sản xuất, có như vậy sẽ giảm sức lao động, tăng hiệu quả, tăng năng suất", đây là một trong những sự lựa chọn đúng đắn để giúp Việt Nam ngày càng phát triển, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

5 - Giá trị thời đại của tư tưởng "Không có gì quý hơn độc lập, tự do"

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết những câu từ chứa đựng ý nghĩa sâu xa trong lời kêu gọi "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" đó là việc đất nước được hoàn toàn giải phóng, độc lập, tự do phần lớn dựa vào chính bản thân mỗi người, dựa vào sức mạnh dân tộc, đường lối đúng đắn của Đảng và một phần đó là nắm bắt thời cơ, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.
  • Đất nước luôn chờ vào sự giải thoát, giúp đỡ của quốc gia khác hay chờ sự khoan nhượng của những kẻ cầm quyền thì mãi mãi không thể độc lập, thống nhất. Vì vậy yếu tố hàng đầu đó là dựa vào ý chí quyết tâm, tinh thần đoàn kết, dũng cảm và lòng yêu nước, quyết hi sinh thân mình để bảo vệ Tổ quốc, vì chủ quyền nước nhà, vì sự sống của nhân dân và thế hệ mai sau. 
  • Sau bao thập kỷ giành được độc lập, tự do, Việt Nam chính thức đi lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và đạt được những thành tựu to lớn đó là phát triển vượt bậc về kinh tế, chính trị, quân sự và văn hóa, đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc năm châu, khẳng định được uy tín và vị thế của Việt Nam trên thế giới.

  • Bên cạnh đó, lời kêu gọi "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" còn nhắc nhở đất nước cần tập trung vào việc tăng cường khối đại đoàn kết, củng cố quốc phòng, đảm bảo an ninh trật tự, nhắc nhở mỗi thế hệ mai sau cần biết gìn giữ, phát huy những truyền thống tốt đẹp, những giá trị văn hóa, không ngừng học hỏi, cố gắng để giúp đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh và vững bền.

6 - Kết luận

  • Hồ chủ tịch ra lời kêu gọi “Không có gì quý hơn độc lập, tự do" ngày 17/7/1966 là một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọng và thiêng liêng. Đây là một trong những chân lý đúng đắn và sáng suốt, củng cố sức mạnh, niềm tin của toàn Đảng toàn dân để Việt Nam có thể đánh bại quân xâm lược, mở ra kỷ nguyên mới cho đất nước, kỷ nguyên độc lập và tự do.

Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về sự kiện Hồ chủ tịch ra lời kêu gọi “Không có gì quý hơn độc lập, tự do". Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Bài viết cùng chuyên mục

Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam và một số quốc gia phương Đông được tính theo lịch âm. Tết Nguyên Đán còn được biết đến với tên gọi Tết Cả, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Ta. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày đầu tiên của năm âm lịch, mở ra một năm mới may mắn, ý nghĩa và vạn sự hanh thông.
Hội Chùa Keo (Thái Bình)
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình được tổ chức hàng năm để ghi nhớ công lao của Quốc sư Dương Không Lộ và những công thần có công với đất nước, dân tộc Việt Nam và quê hương Thái Bình.
Hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Gò Đống Đa được biết đến là một gò đất thuộc phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những di tích lịch sử ý nghĩa và gắn liền với chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quân Tây Sơn đánh bại sự xâm lược của nhà Thanh Trung Quốc.
Hội Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn, là di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trung tâm chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam có vị trí thuộc ngọn núi Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được Đinh Tiên Hoàng đế lựa chọn để tế lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chùa Bái Đính là nơi vô cùng linh thiêng, vì vậy còn là nơi Vua Quang Trung tiến hành tế lễ để chuẩn bị phất cờ khởi nghĩa.
Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội)
Thành Cổ Loa được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đây là kinh đô đầu tiên của nước ta và sau đó là triều đại Ngô Quyền.
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội)
Hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại một số nơi ở Hà Nội nhằm gợi nhớ công lao của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, đã  đánh tan quân xâm lược để giành lại độc lập, tự do cho nhân dân đất Việt.
Hội Xoan (Phú Thọ)
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người dân trên mọi miền Tổ quốc nô nức đến với Phú Thọ để tham gia lễ hội Xoan với những tiết mục vô cùng hấp dẫn, độc đáo, gắn liền với nền văn hóa truyền thống của người dân Phú Thọ để ghi nhớ công ơn của nữ tướng Xuân Nương trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Hội chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng hay còn được gọi là chợ Xuân, là hội chợ được tổ chức tại Nam Định vào đêm mùng 7, mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bắt đầu cho một năm mới đầy may mắn và hi vọng.
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Yên Tử là nơi thờ phụng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ông tổ của Thiền Phái Trúc Lâm. Hàng năm tại nơi đây tổ chức lễ hội Yên Tử nhằm tưởng nhớ công lao của ngài đối với đất nước và nền văn hóa nhân loại. 
Chia sẻ