Chiến thắng chủ nghĩa Phát xít là một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa quan trọng và thiêng liêng đối với toàn nhân loại. Tuy nhiên chiến thắng chủ nghĩa Phát xít diễn ra vào thời gian nào, có ý nghĩa ra sao, rút ra bài học kinh nghiệm gì thì không hẳn ai cũng rõ. Đây là vấn đề đang được rất nhiều quý độc giả quan tâm và tìm kiếm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của website Licham.Online để biết thêm thông tin chi tiết.
1 - Ngày chiến thắng chủ nghĩa Phát xít
- Chiến thắng chủ nghĩa Phát xít 1945 là một trong những sự kiện lịch sử trọng đại, có ý nghĩa lớn đối với các nước Đồng Minh chống Phát xít. Tối ngày 8/5/1945, Đức Quốc Xã đầu hàng quân Đồng Minh vô điều kiện. Kể từ đó, hàng năm vào ngày 9/5 dương lịch toàn thể các quốc gia khu vực Đông Âu, Liên Bang Nga và các quốc gia thuộc Cộng đồng SNG đều tổ chức lễ kỷ niệm chiến thắng chủ nghĩa Phát xít và các nước Tây Âu cùng Hoa Kỳ lại tổ chức lễ kỷ niệm vào ngày 8/5.
- Nhiều quốc gia trên thế giới đã lấy ngày 9/5 làm ngày quốc lễ, nhân dân đều được nghỉ lễ để tham gia lễ kỷ niệm ngày chiến thắng. Lễ kỷ niệm được diễn ra vô cùng trang trọng với nghi lễ diễu hành, duyệt binh cùng các chương trình văn nghệ.
2 - Mầm mống ra đời chủ nghĩa Phát xít
- Khi Thế chiến 2 diễn ra đây là điều mà bất kỳ quốc gia nào cũng đều không mong muốn, bởi gây ra tổn thất nặng nề về người và của, biết bao binh lính hi sinh, biết bao làng mạc, thành phố bị san bằng, phá hủy hoàn toàn, để lại hậu quả nghiêm trọng cho toàn nhân loại.
- Những năm 30 của thế kỷ 20, chủ nghĩa phát xít bắt đầu hình thành và gây hấn với các quốc gia khác với mục đích bùng nổ chiến tranh thế giới. Tất cả các nước thuộc chủ nghĩa phát xít đều có tham vọng, dã tâm chiếm đất đai, tài sản và tiến hành xâm lược thuộc địa, bóc lột sức lao động của nhân dân thế giới. Chúng liên tục nghĩ ra mọi chính sách vô cùng độc ác, tàn bạo, khiến biết bao người thương vong.
- Mục đích lớn nhất của chủ nghĩa phát xít đó là trở thành bá chủ thế giới, thực hiện xâm lược trên toàn thế giới nhằm thôn tính tất cả nhân loại, để tất cả phải nghe theo mọi mệnh lệnh và dã tâm của chúng. Chúng liên tục châm ngòi chiến tranh, kỳ thị màu da, phân biệt chủng tộc, khiến nhân dân thế giới vô cùng căm phẫn.
- Nguyên nhân chính dẫn tới chủ nghĩa phát xít đó là do việc khủng hoảng kinh tế ở các quốc gia phương Tây trong những năm 1929-1933. Những khó khăn về tài chính, quản lý xã hội khiến những cuộc tàn sát xảy ra liên miên, gơi dậy dã tâm của chủ nghĩa phát xít. Đồng thời, những quốc gia phương Tây liên tục đấu tranh, chạy đua vũ trang để khẳng định vị thế, sức mạnh cũng là lý do ra đời của chủ nghĩa phát xít.
3 - Chủ nghĩa Phát xít và những tội lỗi
- Chủ nghĩa phát xít phát triển mạnh mẽ tại các nước châu Âu khiến tất cả các quốc gia trên thế giới đều lo lắng. Trong suốt những năm xâm lược, gân hấn để tìm cơ hội chiến tranh thì chủ nghĩa phát xít chủ yếu chĩa mũi nhọn vào Liên Xô, bởi đây là một trong những nước phát triển về cả kinh tế lẫn quân sự, đồng thời việc có diện tích lớn, có nguồn tài nguyên phong phú cũng khiến nhiều quốc gia có dã tâm nhòm ngó, thèm khát.
- Trong thế chiến 2, hầu hết các quốc gia đều cho rằng chính Liên Xô và Đức Quốc Xã là 2 kẻ cầm đầu gây ra cuộc chiến khốc liệt này, khiến nhiều quốc gia bị vạ lây, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính trị, xã hội, kinh tế.
- Trong giai đoạn Đức Quốc Xã châm chọc Liên Xô thì nước Đức vẫn đang là một quốc gia bình thường, không thể sánh bằng với Liên Xô về cả lực lượng, kinh tế và diện tích. Tuy nhiên đến năm 1941, Đức Quốc Xã đã sở hữu đội quân khá mạnh bởi qua quá trình rèn luyện vô cùng nghiêm khắc với mục đích làm chủ thế giới.
- Liên Xô thì vẫn luôn hướng mục tiêu vì một thế giới hòa bình, đồng thời sau bao năm chiến đấu giờ chỉ muốn tập trung vào phát triển kinh tế, xây dựng xã hội và luôn mong muốn đình chỉ chiến tranh. Tuy nhiên Đức Quốc Xã nhận được sự ủng hộ của nhiều quốc gia đồng minh nên đã tiến hành chiến tranh.
- Ngày 22/6/1941, Đức Quốc Xã dẫn quân sang Liên Xô đã gây ra biết bao thương vong và thảm họa cho quân và dân. Giai đoạn 1941-1943, Liên Xô đã một mình chống chọi với một thế lực khá mạnh. Cho đến ngày 9/5/1945 mới hoàn toàn giành chiến thắng và chấm dứt chủ nghĩa phát xít.
4 - Nhân dân Việt Nam vui mừng khi chủ nghĩa Phát xít bị dập tắt
- Chủ nghĩa phát xít có ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của các quốc gia phương Tây trong thập niên 40. Toàn thể các quốc gia trên thế giới cùng nhân dân Việt Nam đều không hi vọng những cuộc chiến tranh phi nghĩa xảy ra. Chiến thắng phát xít 1945 đã mở ra kỷ nguyên mới cho toàn nhân loại, hướng đến thế giới hòa bình, tự do và văn minh.
- Đảng và Nhà nước cùng toàn thể nhân dân Việt Nam luôn hướng về thế giới hòa bình, tuân thủ những chính sách đối ngoại, hòa bình, hợp tác và phát triển, tình hữu nghị giữa các quốc gia trên thế giới, đồng thời là một quốc gia có trách nhiệm cao trong các tổ chức quốc tế.
- Giai đoạn 1945, Việt Nam vẫn luôn phải đối mặt với thù trong, giặc ngoài, đặc biệt với thực dân Pháp luôn đàn áp, đe dọa và bóc lột sức lao động của nhân dân. Chiến thắng chủ nghĩa Phát xít phần nào giúp quân ta có thêm thời cơ khi tình hình thế giới còn rối ren để tận dụng mọi cơ hội phát động khởi nghĩa. Đồng thời chiến thắng còn góp phần cổ vũ, khích lệ tinh thần của toàn Đảng toàn dân cùng đứng lên đấu tranh, giành chủ quyền dân tộc, thống nhất đất nước.
5 - Bài học lịch sử
- Chủ nghĩa phát xít đã gây ra biết bao tổn thất nặng nề về người và của, biết bao người dân vô tội chết thảm trong cuộc chiến, những chiến binh cũng hi sinh trên chiến trường đẫm máu. Chiến thắng chủ nghĩa phát xít chính thức chấm dứt tình trạng chiến tranh, đánh dấu bước tiến vượt bậc của nhân loại, cùng hướng tới một thế giới hòa bình, không chiến tranh.
- Từ đó nhằm tuyên truyền, giáo dục mỗi thế hệ mai sau cần giữ gìn những thành quả của thế hệ cha ông, tiếp tục phát huy nền hòa bình thế giới, tránh tình trạng xảy ra chiến tranh trong bất kỳ giai đoạn nào, bởi dù là chiến tranh chính nghĩa hay phi nghĩa cũng sẽ làm tổn hại đến nhân dân, kinh tế, chính trị và xã hội.
- Liên Xô anh dũng chống lại chủ phĩa phát xít Đức Quốc Xã là sự kiện lịch sử chấn động thế giới. Đây không chỉ là nhiệm vụ của một cường quốc mà đó còn là sứ mệnh giải thoát con người khỏi những cảnh áp bức, nô lệ. Chiến thắng của Liên Xô đã hoàn toàn đánh bại chủ nghĩa phát xít, giúp nhân dân trên toàn thế giới được sống trong thế giới hòa bình, hạnh phúc và độc lập, tự do.
- Chiến thắng lần này cũng là lời cảnh báo, nhắc nhở, đe dọa những thế lực phản động đang có âm mưu xâm lược, chiếm đóng tại các quốc gia trên thế giới hãy dè chừng bởi chính nghĩa bao giờ cũng sẽ chiến thắng.
- Đồng thời kể từ năm 1945, sau khi kết thúc thế chiến 2, các quốc gia trên thế giới bắt đầu tiên vào giai đoạn khôi phục, xây dựng và phát triển đất nước, đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác, duy trì tình hữu nghị giữa các quốc gia, vì mục tiêu thế giới hòa bình, văn minh.
6 - Kết luận
- Chiến thắng chủ nghĩa phát xít 9/5/1945 là một trong những sự kiện lịch sử quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với toàn nhân loại. Đây là sự kiện gây chấn động địa cầu, chủ nghĩa phát xít chính thức bị đánh bại, buộc đầu hàng vô điều kiện và cam kết không tham chiến, xâm lược và tàn sát các quốc gia trên thế giới. Mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên hòa bình, độc lập, tự do, là niềm vui mừng, hân hoan của toàn thể nhân dân trên thế giới.
Qua bài viết trên phần nào đã giúp quý độc giả có thêm kiến thức về chiến thắng chủ nghĩa phát xít 9/5/1945. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng website Licham.Online của chúng tôi trong suốt thời gian qua!