Xem ngày 21/6/2026 là ngày tốt hay xấu

Xem ngày 21 tháng 6 năm 2026 có tốt không, tốt việc gì và xấu việc gì, việc gì nên làm và không nên làm chi tiết có tại trang web Lichamduong.com.vn

Xem ngày 21/6/2026

Xem ngày 21/6/2026 có tốt ngày không

Xem ngày 21/6/2026 là ngày tốt hay ngày xấu

   Tháng 6 - Năm 2026  

21

Chủ nhật

Hôm nay ngày "Bạch Hổ Hắc Đạo" là ngày xấu. Nhưng việc tốt xấu còn xét trên phương diện hợp tuổi và tốt xấu việc gì.
- lichamduong.com.vn -
Ngày Dần 7

Ngày Hắc Đạo

Năm Bính Ngọ

Tháng Giáp Ngọ

Ngày Bính Dần

Hiện tại

Giờ Mão

Tiết khí Thanh minh

THÁNG 5

Giờ Hoàng Đạo:

Giờ Tí(23h - 01h)
Giờ Ngọ(11h - 13h)

Giờ Dần (03h - 05h)
Giờ Thân(15h - 17h)

Giờ Mão(05h-07h)
Giờ Dậu(17h - 19h)

Xem xuất hành

Hướng Xuất Hành

Hỷ thần: Tây Nam - Tài thần: Đông - Hạc thần: Đông

Giờ tốt xuất hành

(Theo Lý Thuần Phong)

Giờ Tí(23h - 01h)
Giờ Ngọ(11h - 13h)

GIỜ TIỂU CÁC: Rất tốt lành, đi thường gặp may mắn. Buôn bán có lời, phụ nữ báo tin vui mừng, người đi sắp về nhà, mọi việc đều hòa hợp, có bệnh cầu tài sẽ khỏi, người nhà đều mạnh khỏe.

Giờ Dần (03h - 05h)
Giờ Thân(15h - 17h)

⇒ GIỜ ĐẠI AN: Mọi việc đều tốt, cầu tài đi hướng Tây, Nam. Nhà cửa yên lành, người xuất hành đều bình yên.

Giờ Mão(05h-07h)
Giờ Dậu(17h - 19h)

GIỜ TỐC HỶ: Vui sắp tới. Cầu tài đi hướng Nam, đi việc quan nhiều may mắn. Người xuất hành đều bình yên. Chăn nuôi đều thuận lợi, người đi có tin vui về.

Tuổi xung ngày: Mậu Tuất, Nhâm Tuất, Nhâm Ngọ, Nhâm Thìn, Mậu Thìn, Nhâm Tý

Danh sách các tuổi xung ngày (từ 1946 đến 2026):

1952 Nhâm Thìn

1958 Mậu Tuất

1972 Nhâm Tý

1982 Nhâm Tuất

1988 Mậu Thìn

2002 Nhâm Ngọ

2012 Nhâm Thìn

2018 Mậu Tuất

Chú ý: Nếu bạn có trong bộ tuổi xung ngày bên trên thì bạn nên cẩn trọng mọi việc trong ngày HÔM NAY.

Tiết khí ngày: Thanh minh
  • Tiết Thanh Minh là gì: “Thanh” là trong xanh, còn “Minh” có nghĩa là sáng sủa. Khi những cơn mưa phùn của mùa xuân đã hết, bầu trờ trở nên quang đãng, trong xanh là sang tiết Thanh Minh.
  • Ý nghĩa: Tiết Thanh Minh từ lâu đã gắn liền với đạo đức, bổn phận con người Việt Nam. Đây được coi là ngày giỗ tổ chung của dòng họ. Tiết khí này còn gắn liền với tục tảo mộ đầu năm. Vì ngày này thời tiết ấm dần, cây cỏ tốt hơn trùm lên mộ, có thể làm mộ sụt lở nên cần phải đi tảo mộ, cắt cỏ, đắp thêm đất lên mộ.
  • Nhân lúc đi tảo mộ, để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, người thân đã khuất, còn có thể đi dạo chơi ngắm cảnh, nên gọi là Đạp Thanh. Nguyễn Du có câu:

Thanh Minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ, hội là Đạp Thanh

Lục nhâm ngày: Xích khẩu
  • Ngày Xích Khẩu: là một giai đoạn xấu. Xích nghĩa hán văn là đỏ, khẩu nghĩa là miệng. Miệng đỏ theo nghĩa gốc là khi há ra, theo nghĩa sâu xa nghĩa là những lời tranh biện, bàn bạc, trao đổi, đàm thoại không bao giờ ngừng lại. Tiến hành công việc vào thời điểm này rất khó đi thới thống nhất, có nhiều ý kiến trái chiều, tranh luận mãi không thôi, có thể dẫn tới thị phi, cãi vã, lời qua tiếng lại, ồn ào. Không chỉ có vậy, nội bộ mâu thuẫn đã đành, người ngoài nhân đó cũng chê bai, dè bỉu, bàn ra tán vào, thêm dấm, thêm ớt, mang tiếng xấu, gièm pha không ngớt, nhiều khi dẫn đến tình trạng bị nói xấu sau lưng, làm ơn nên oán. Những việc như đàm phán, ngoại giao rất kỵ ngày (hoặc giờ này).
  • Sao Bạch Hổ – Thuộc Kim. Thời kỳ: Việc Quan Xấu, Mưu Vọng: Chủ con số 4, 7, 10.

Xích Khẩu miệng tiếng đã đành,

Lại phòng quan sự tụng đình lôi thôi

Mất của gấp rút tìm tòi

Hành Nhân kinh hãi dặm khơi chưa về,

Trong nhà quái khuyển, quái kê,

Bệnh hoạn coi nặng động về phương Tây,

Phòng Người ếm ngải vô thường

Còn e xúc nhiệm ôn hoàng lại thân

  • Ý nghĩa: Xích khẩu lắm chuyện thị phi, đề phòng thì ta phải tránh đi, Mất của thì phải dò la, Xem hành nhân thì chưa về, trong nhà lắm lỗi ưu phiền, xem bệnh tật thì dễ mất người.
Sao chiếu ngày: Sao Khuê

Sao Khuê – Khuê Mộc Lang – Mã Vũ: Xấu

(Bình Tú) Tướng tinh con Chó Sói. Là sao xấu thuộc Mộc tinh, chủ trị ngày thứ 5.

  • Nên làm: tạo dựng nhà phong, ra đi cầu công danh.
  • Kiêng kỵ: chôn cất, khai trương, trổ cửa dựng cửa, khai thông đường nước, đào ao, thưa kiện, đóng giương.
  • Ngoại lệ: Sao Khuê Hãm Địa tại Thân: Văn Khoa thất bại. Tại Ngọ là chỗ Tuyệt gặp Sanh, mưu sư đắc lợi, thứ nhất gặp Canh Ngọ. Tại Thìn tốt vừa vừa. Ngày Thân Sao Khuê Đăng Viên: Tiến Thân Danh.
Trực ngày: Kiến
Ngọc Hạp Thông Thư

Sao tốt

Sao xấu

Thiên xá:Tốt cho việc tế tự, giải oan, trừ được các xao xấu. Chỉ kiêng kỵ động thổ (gặp Sinh khí không kỵ)
Nguyệt không:Tốt cho mọi việc sửa nhà, làm giường.
Mãn đức tinh:Tốt mọi việc.
Thanh long:Có lợi cho việc tiến tới, làm việc gì cũng thành, cầu gì được nấy.
Thổ phủ:Kỵ xây dựng,động thổ.
Thiên ôn:Kỵ xây dựng.
Ngũ quỷ:Kỵ xuất hành.
Nguyệt hình:Xấu mọi việc.
Ngày "Bạch Hổ Hắc Đạo"

Ngày "Bạch Hổ Hắc Đạo" là ngày rất xấu!

Bạch Hổ Hắc Đạo: sao Thiên sát, thích hợp cho việc ra quân, săn bắt, tế tự thì tốt. Các việc khác bất lợi.

Bạch hổ là gì? Bạch hổ là tên của mộ loài động vật hoang dã, mãnh thú có bộ lông màu trắng, người ta gọi là con hổ trắng. Loài hổ trắng vốn rất hung dữ và quý hiếm (giống như ngựa bạch) nên vì thế nó được tôn là chúa của loài hổ và muôn loài. Trong học thuật người ta lấy tượng của loài động vật này để đặt tên trong tứ tượng gồm có Thanh long, Bạch hổ, Chu tước, Huyền vũ. Tứ tượng này ứng với các phương vị Đông, Tây, Nam, Bắc và Bạch hổ chủ quản phương vị chính Tây, mang hành Kim. Có bản chất hình khắc, sát phạt lạnh lùng, giết chóc, tai họa, chiến tranh, binh biến, ôn dịch. Trong tín ngưỡng dân gian thần Bạch hổ chủ quản sơn lâm, chúa tể phương Tây coi xét những công việc liên quan đến quân sự, biên ải, đồn lũy, quân đội, vũ khí...

  • Trong Phong thủy học thì Bạch hổ là vị trí bên phía tay phải cùng với bên trái là Thanh long, phía trước là Chu tước, phía sau là Huyền vũ. Bạch hổ còn là biểu tượng của những tảng đá lớn màu trắng, thế núi non hiểm trở, đường sá. Địa lý có cách “Bạch hổ hàm thi” nghĩa là an táng người ở thế núi hiểm trở giống như con hổ trắng ngậm xác chết nên con cháu gặp nhiều hung họa. Đường xung thẳng cửa chính người ta gọi đó là “thương sát” hay thế “bạch hổ khai khẩu”
  • Trong Tử vi đẩu số, sao Bạch hổ là sao thuộc hành Kim vốn là một hung tinh nên khi sao này tọa thủ mệnh người đó thường có đặc điểm là tự tin, quyết đoán, mạo hiểm, ưa hành động, tính cách cứng rắn, hình khắc người thân. Khi nhập hạn có sao này thường phát lên nhanh chóng nhưng vất vả vì sao này chủ về hành động (nếu sự hội hợp là cát lợi), nếu sự hội hợp chứa nhiều tai họa nguy hiểm ví dụ như thú dữ tấn công (chó cắn), bị thương tích bởi vật dụng kim loại, bệnh về xương khớp hoặc té xe đau đớn...

Như vậy, việc phân tích Bạch hổ ở các góc độ trong môn Tử vi Đẩu số, Phong thủy ta thấy rõ hơn về khái niệm hay những tính chất chung, có liên quan, tương đồng về sao này. Ngày Bạch hổ Hắc đạo hay ngày có thần sát Bạch hổ vốn là một ngày hung, vì tính chất sát khí của hành Kim rất mạnh, gây nên nhiều thương tổn và bất lợi. Theo những quan sát và tính toán của các chiêm tinh gia thời cổ đại thì Mặt trời xuất hiện tại những ngày Hoàng đạo thì tạo nên những may mắn, cát lợi và những ngày đó là ngày tốt. Còn những Hắc đạo là những ngày hung.

Quan niêm người xưa cho rằng, khi Mặt trời khởi đầu ngày mới bằng một chuyến du hành ban cho vạn vật ánh sáng và nhiệt độ thì thường đi cùng với một vị thần hộ vệ, những thiên thần, cát thần sẽ ban phước lành, may mắn cho mọi người (đó là những ngày Hoàng đạo). Khi Mặt trời đi cùng với các vị thần hộ vệ là hung thần, sát thần thì nhiệm vụ của các thần này là gieo rắc tai họa cho những người phúc đức kém, bất lương, vô đạo, làm nhiều điều ác, và họ ra tay trấn áp những việc bất công, phi lý. Bạch hổ là một trong sáu vị hung thần hộ vệ của Thái dương

  • Bởi thế cho nên khi tiến hành những công việc đại sự người ta luôn lựa chọn ngày Hoàng đạo và kiêng kỵ những ngày Hắc đạo. Ngày Bạch hổ Hắc đạo đương nhiên là một trong những ngày xấu, kiêng kỵ với mọi việc. Tuy nhiên, tại sao tài liệu Ngọc hạp thông thư lại viết ngày này rất kỵ đối với việc an táng?

Xét về bản chất việc an táng là công việc thể hiện đạo hiếu, nghĩa tận, việc làm cuối cùng đối với người quá cố. Để cho vong linh người quá cố ra đi nhẹ nhàng, sớm siêu thoát, ngao du chốn bồng lai tiên cảnh hay nhập thế giới Niết bàn của nhà Phật nên người ta sẽ rất cẩn thận, chu đáo, trang nghiêm, thương xót đối với công việc này. Hơn nữa, người ta có câu: “Nhập thổ vi an” nghĩa là trở về đất bình an, yên ổn, tĩnh lặng, Khi con người trở về với cát bụi, được đất mẹ (quẻ Khôn) đón nhận trở về với nơi đã sinh ra thì họ cần sự yên tĩnh.

Với bản chất của công việc an táng như vậy mà Bạch hổ là một thần sát có tính biến động mạnh, hơn nữa, nó tạo là nguồn năng lượng Kim rất mạnh khiến cho cả người đi và kẻ ở đều cảm thấy sự lạnh lùng, tiêu điều, nhấn mạnh, xoáy sâu và nỗi đau tang thương, mất mát. Tính chất biến động của thần sát này khiến vong linh người quá cố không được yên, khó siêu thoát đến miền cực lạc.

Chính vì lẽ đó, khi họ không siêu thoát được, lưu luyến chốn nhân gian, nội tâm còn nhiều sân hận thì cuộc sống của con cháu họ sẽ không được yên ổn. Vì người âm và dương thế tuy là cách biệt nhưng với quan hệ họ hàng huyết thống, thân thuộc thì luôn có một sợi dây vô hình liên kết với nhau, các nhà khoa học nghiên cứu ra đó là luồng sóng những xung điện thần kinh tác động tới cơ quan giao cảm. Chính vì điều đó nên những người thân thuộc trong gia đình luôn không yên tâm từ sâu trong tiềm thức, thiếu tự tin, hành động trong cuộc sống gặp nhiều sai sót, trở ngại.

Ngày hoàng đạo trong tháng 6 năm 2026

Những ngày hắc đạo trong tháng 6 năm 2026